-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mô tả cây thuốc, dược liệu, phân bố, xuất xứ và bộ phận dùng của Câu Đằng
Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018
1. Câu Đằng: (Ramulus cum unco Uncariae)
+ Cây thuốc: Câu đằng còn có tên gọi khác là Dây dang quéo, Móc ớ, thuần câu câu, Vuốt lá mỏ, Dây móc câu – Cú giằng (Mông); Co nam kho (Thái); Pược cận (Tày). Là loại cây dây leo, dài tới 7 – 8m. Lá mọc đối phiến lá hình trứng đầu nhọn, mặt trên bóng nhẵn, mặt dưới có phấn mốc, Ở kẽ lá có hai móc (giống móc câu) ở hai bên đối xứng như lá. Hoa thành hình cầu. Quả nang, trong chứa nhiều hạt.
+ Dược liệu: Là mấu thân vuông, màu nâu thẫm, được cắt đoạn 2 - 3 cm, đường kính 2 - 5 mm; một đầu thường cắt sát gần móc câu. Phần lớn mấu thân có hai móc câu cong xuống hướng vào trong, đối diện nhau; một số mấu chỉ có một móc ở một bên và phía đối diện là một sẹo ở cao hơn. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn. Các móc câu thường tròn hoặc hơi dẹt, đầu móc nhọn, đế tương đối rộng. Chất cứng, dai, ruột màu trắng vàng hoặc có lỗ,không mùi.
+ Phân bố: Ở nước ta, cây Câu đằng mọc hoang nhiều ở vùng thượng du Cao bằng, Hoàng liên sơn. Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc. Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn.
+ Xuất xứ: Quảng Tây, Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Những đoạn cành có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae).