Mùa Hè Tăng Nguy Cơ Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Cao Huyết Áp

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 18/04/2016

 Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh tim mạch.

1. Nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não “rình rập” người cao huyết áp:

 

+ Có nhiều nguy cơ làm bệnh tim mạch trầm trọng hơn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng nếu như bệnh nhân không có được những nhận biết cần thiết về bệnh tật và mối liên hệ với thời tiết.

+ Nhiệt độ nóng bức dễ làm nhịp tim tăng nhanh do vậy huyết áp cũng tăng theo, đây là điều nguy hiểm đối với người có sẵn bệnh cao huyết áp. Đặc biệt mỗi đối tượng cần lưu ý đến các dấu hiệu riêng như sau:

+ Nếu người bệnh có những dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt phải nhanh chóng được đưa đến khám tại các cơ sở y tế, đề phòng những cơn tăng huyết áp kịch phát.

+ Những bệnh nhân tăng huyết áp đang được điều trị bằng các thuốc giãn mạch nên tránh hoạt động thời gian dài ngoài trời lúc nóng bức, đề phòng hiện tượng giãn mạch quá mức, dẫn đến tụt huyết áp, nhịp tim nhanh.

+ Một số thuốc hạ huyết áp như nifedipine, amlordipine có thể có những tác dụng phụ nặng hơn như nóng mặt nhiều hơn, nhịp tim nhanh hơn… làm người bệnh cảm thấy khó chịu, ngột ngạt, khó thở hơn.

2. Một số phương pháp phòng bệnh cho người bệnh tim mạch:

Không khát cũng phải chăm uống nước

+ Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, điều này rất dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não.

+ Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống. Tốt nhất là nên tạo thói quen uống 1 ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm.

+ Nên dùng nước trắng đun sôi để nguội hoặc đã tiệt trùng, không nên uống nhiều thức uống có đường.

+ Thời tiết nóng cũng cố gắng vận động

- Khi thời tiết nóng bức, dù vận động ít, cơ thể cũng sẽ ra nhiều mồ hôi, điều này khiến nhiều người cao tuổi thường ngại vận động, đi lại. Thực tế, vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch. Vì thế, người bệnh cao huyết áp nên cố gắng vận động. Có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ…

+ Đừng mở máy điều hòa với nhiệt độ thấp.

- Không ít người điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa xuống rất thấp. Nhưng sự thay đổi nhiệt độ từ nóng đến lạnh đột ngột như thế sẽ khiến những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.
Ngược lại, nếu đang ở trong phòng có máy điều hòa trong một thời gian rồi đi ra ngoài thời tiết nóng bức, các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định.
- Ngoài ra, do phòng có máy điều hòa phải đóng kín nên không khí lưu thông kém, nếu ở lâu sẽ dễ bị chóng mặt, khô cổ, tim đập nhanh… Vì vậy, việc thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông là rất cần thiết.

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá.

   

- Các chất dinh duỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch.

- Những loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như cam, chuối và nấm cũng có rất nhiều kali giúp điều hoà huyết áp.

- Ngoài ra, bổ sung hải sản vào thực đơn hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là cá. Nên bổ sung các loại cá như: cá hồi, cá mòi… trong chế độ ăn uống 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung axit béo omega-3. Chất béo này cũng có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách chúng làm giảm huyết áp và triglycerides của bạ.

 

Tags : TAI BIẾN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐỘT QUỴ
binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: