Thành phần, tính vị , quy kinh của Bạch Truật

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

4. Thành phần:

+ Trong Bạch truật có: Humulene, b-Elemol, a-Curcumene, Atractylone, 3b Acetoxyatractylone, Selian 4(14), 7 (11)-Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic acid (Trần Kiến Dân – Thực vật Học Báo 1991, 33 (2): 164).

+ Hinesol, b- Selinene (Phó Thuấn Mạc – Thực vật Phân Loại Học Báo 1981, 19 (2): 195).

+ 8b-Ethoxyatractylenolide II, 14-Acetyl-12-Senecioy-12E, 8Z, 10E-Atractylentriol, 14-Acetyl-12-Senecioyl-2E, 8E, 10E-Atractylentriol, 12-Senecioyl-2E-8Z, 10EAtractylentriol, 12- Senecioyl-2E-8E-10E-Atractylentriol (Gia Hiệp Thiên Dân – Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1943, 63 (6): 252)

+ Trong rễ củ Bạch truật có 1,4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm: Atractylon (C16H180), Atractylola (CH160) Atractylenolid I, II, III, Eudesmol và Vitamin A (Trung Dược Học).

5. Tính vị- quy kinh:

Tính vị:

+ Vị đắng, tính ấm (Bản kinh).

+ Vị cay, không độc (Danh Y Biệt Lục).

+ Vị ngọt, cay, không độc (Dược tính luận).

+Vị ngọt đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị đắng, ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển )

Quy Kinh:

+ Vào kinh Tỳ và Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào kinh thủ thái dương (Tiểu trường), thủ thiếu âm (Tâm), túc dương minh (Vị), túc thái âm (tz), túc thiếu âm (Thận), túc quyết âm (Can) [Thang Dịch Bản Thảo].

+ Vào kinh Tỳ  và Vị (Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển).