Bạch Cương Tàm

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Bạch Cương Tàm: (Bombyx Batryticatus) + Tên khác: Bạch cam toại, Cương nghĩ tử, Trực cương tằm, Tử lăng (Hòa Hán Dược Khảo), Chế thiên trùng, Sao cương tằm, Sao giai tam, Tằm cô chỉ, Tằm dũng, Tằm thuế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cương tằm (Thiên Kim Phương), Cương trùng (Giang Bắc Dược Tài),Thiên trùng (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên).  + Dược liệu: Dược liệu Bạch cương tàm là những con Tằm chết tự nhiên, thường khô cứng, hình ống tròn, nhăn, teo, cong, vỏ ngoài mầu xám trắng hoặc mầu nâu xám dài khoảng 3-9,5cm, đường kính 5mm. Bề ngoài mầu trắng bẩn, nâu bẩn, hơi đốm...

1. Bạch Cương Tàm: (Bombyx Batryticatus)

+ Tên khác: Bạch cam toại, Cương nghĩ tử, Trực cương tằm, Tử lăng (Hòa Hán Dược Khảo), Chế thiên trùng, Sao cương tằm, Sao giai tam, Tằm cô chỉ, Tằm dũng, Tằm thuế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cương tằm (Thiên Kim Phương), Cương trùng (Giang Bắc Dược Tài),Thiên trùng (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên). 

+ Dược liệu: Dược liệu Bạch cương tàm là những con Tằm chết tự nhiên, thường khô cứng, hình ống tròn, nhăn, teo, cong, vỏ ngoài mầu xám trắng hoặc mầu nâu xám dài khoảng 3-9,5cm, đường kính 5mm. Bề ngoài mầu trắng bẩn, nâu bẩn, hơi đốm trắng. Cứng dòn, bẻ đôi, vết bẻ có mầu nâu, mặt cắt mầu vàng trắng xen lẫn có khói trong suốt dạng keo trong. Cơ quan, miệng mầu đen, mắt kép, khó nhìn rõ. Toàn thân chia đốt, các đốt ở đầu và thân đều rõ rệt. Đầu tròn, 2 bên bụng có 8 đôi chân giả, ngắn, đuôi hơi chẻ ra làm 2. Vùng chân phân biệt rõ ràng, mặt ngoài thường kèm ít tơ và phần lớn chất mầu xám trắng, nhất là khe giữa đốt thân nhiều nhất. Loại trong và ngoài đều trắng là loại tốt. Nếu mình cong queo, ruột ướt đen thì không nên dùng vì loại này thường là loại tằm chết rồi người ta ướp vôi làm giả.

+ Phân bố: Trung Quốc (các tỉnh trồng dâu nuôi tằm như Chiết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên).

+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.

+ Bộ phận dùng: Dược liệu là con Tằm Bombyx mori L. thuộc họ tằm Bombycidae bị một bệnh do khuẩn Botrytis bassiana Bals hoặc Beauveria bassiana (Bals) Vuill làm chết cứng, sắc trắng như vôi.

2. Thu hái - sơ chế: Thu nhặt Cương tàm bệnh chết, bỏ vào trong đá vôi trộn đều, hút bỏ phần nước, phơi khô hoặc sấy khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+  Ngâm nước vo gạo nếp 1 ngày đêm cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra, sấy khô bằng lửa nhỏ, chùi sạch lông vàng và miệng đen, tán bột, dùng (Lôi Công bào chích luận). 

+  Vào giữa tháng 4-5, chọn những con Tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem phơi nơi có gió hoặc phơi nắng, cho vào bình hút ẩm có chứa vôi sống hoặc sấy cho khô hoặc ngâm nước vo gạo 1 đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rắc cám vào nồi (cứ 10kg Cương tàm, dùng 1kg cám), đun nóng cho bắt đầu bốc khói, cho Cương tàm vào, sao cho đến khi vàng, sàng bỏ cám đi, để nguội (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 

+  Sao với cát nhỏ cho vàng lên hoặc sao vàng với rượu sấy khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+  Hiện nay, thường sản xuất Bạch cương tàm bằng cách lựa tằm đủ tuổi (4-5cm) rồi phun khuẩn nấm Batrytis Bassiana Bals lên mình tằm.

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

4. Thành phần:

+ Trong Bạch cương tàm có  Pyridin-2, 6-nhị Acid hữu cơ, chất mỡ, Chitinase, Bassianins, Fibrinolysin, Pyrausta Nubialis, Galleria Mellonella, Beauverician, Corticoids (Trung Dược Đại Từ Điển).

+  Trong Bạch cương tàm có Ammonium Oxalate, Chitinase, Beauverician, Asparagine, Fibrinolysin (Trung Dược Học).

+  Trong Bạch cương tàm có 67,44% chất Protid, 4,38% chất Lipid, 6,34% tro, 11,34% độ ẩm (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị mặn, cay, tính bình, không độc.

Quy kinh: Vào các kinh tâm, can, tỳ, phế.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên súc vật, Bạch cương tàm có dấu hiệu gây ngủ. Cũng có tác dụng ức chế co giật do Strychnin gây ra (Trung Dược Học).

+ Tác dụng gây ngủ: Dùng dịch chiết xuất Bạch cương tàm cho chuột và thỏ uống với liều 0,5g/20g, chích với liều 0,25g/20g thấy có tác dụng gây ngủ (Trung Dược Đại Từ Điển). Thuốc cho uống làm giảm tỉ lệ chết của chuột bạch do Strychnin gây co giật (Trung Dược Học).

+  Tác dụng kháng khuẩn: Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế nhẹ đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+  Nhộng tằm có tác dụng chống co giật do Strychnin mạnh hơn là Cương tàm do thành phần Ammonium oxalate ở con nhộng tằm nhiều hơn. Thành phần chông co giật chủ yếu là chất Ammonium oxalate (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+  Thực tiễn lâm sàng chứng minh rằng con Nhộng tằm có tác dụng hạ sốt, chỉ khái, hóa đờm, an thần, chông co giật, tiêu viêm, điều tiết thần kinh. Có tác dụng tham gia chuyển hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cương tàm, vì vậy có thể thay thế vị Bạch cương tàm được (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

Tác dụng: Tức phong chỉ kinh (chống co giật), khu phong chỉ thống (giảm đau), giải độc tán kết.

    Chủ trị:

    + Trị trẻ nhỏ bị kinh phong, khóc đêm (Bản Kinh).

    + Trị băng trung, xích bạch đới, sinh xong bị đau nhức, trưng hà  (Biệt Lục).

    + Trị miệng méo, ra mồ hôi, băng trung, rong huyết (Dược Tính Luận).

    + Tán phong đờm kết hạch, loa lịch, đầu phong, răng đum do sâu, da ngứa lở, đơn độc phát ngứa, đờm ngược kết báng, sữa không thông, băng trung, rong huyết, đinh nhọt...(Bản Thảo Cương Mục).

    + Trị trúng phong mất tiếng, bệnh do phong gây ra, dịch hoàn ngứa, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

    + Trị trẻ nhỏ bị cam trùng, nướu răng lở loét, lưỡi sưng, lưỡi cứng (Bản Thảo Chứng).

    + Trị các chứng phong gây bệnh ngoài da (Y Học Khải Nguyên).   

    + Tức phong, chỉ kinh, thanh hầu, khai âm. Trị động kinh, co giật, họng viêm cấp, liệt mặt, mề đay, lao hạch (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    + Trừ phong, tiêu đờm. Trị trúng phong, động kinh, họng viêm cấp, quai bị, tràng nhạc (lao hạch), phong nhiệt ở thượng tiêu, ung nhọt đầu đinh, các loại họt độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).

    7. Kiêng Kỵ:

    + Bạch cương tàm ghét các vị Cát cánh, Phục linh, Phục thần, Tang phiêu tiêu, Tỳ giải (Dược Tính Luận).

    + Phàm bị trúng phong cấm khẩu, trẻ nhỏ bị co giật, khóc đêm, do tâm hư, thần hồn không yên, huyết hư mà không có ngoại tà thì không được dùng Bạch cương tàm (Bản Thảo Kinh Sơ). 

    + Huyết hư, không có phong tà: Không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    + Không phải phong nhiệt: Không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).        

    Tính vị, quy kinh: Vị mặn, tính bình, vào kinh Can, Phế, Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị loa lịch, lao hạch: Bạch cương tàm (tán bột). Ngày uống 3 lần mỗi lần 2g, liên tục 10 ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).

    + Trị rong kinh: Bạch cương tàm, Y trung bạch ngư, 2 loại bằng nhau. Tán bột, uống với nước giếng mới múc vào đầu canh 5, ngày 2 lần ( Thiên Kim Phương).

    + Trị họng viêm cấp: Bạch cương tàm 3-7 con, Nhũ hương 0,4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 4,8g, đốt cho cháy lấy khói xông vào họng, hễ nôn ra được thì khỏi (Thánh Huệ Phương).

    + Trị trẻ nhỏ bị trúng phong làm cho miệng bị co dúm lại, hoặc cấm khẩu khóc không ra tiếng, thở gấp, mặt đỏ, vàng, do khí của thai hợp với nhiệt độc của Tâm Tỳ làm cho lưỡi cứng, môi xanh, tụ ở miệng sinh ra cấm khẩu: Bạch cương tàm (dùng loại thẳng) 2 con, bỏ đầu, tán bột, trộn với mật ong bôi vào miệng, lưỡi (Thánh Huệ Phương).

    + Trị nhức ở giữa hoặc 1 bên đầu hoặc đau lan đến 2 bên thái dương: Bạch cương tàm , tán bột, uống với nước sắc Trà +  Hành (Thánh huệ phương).

    + Trị đầu đau do phong: Bạch cương tằm, Cao lương khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4g với nước trà, lúc đi ngủ (Thánh Huệ Phương).

    + Trị mặt nám đen: Bạch cương tàm tán bột, trộn với nước bôi (Thánh Huệ Phương).

    + Trị lở ngứa (gây ra) đau nhức: Bạch cương tàm , sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rượu (Thánh Huệ Phương).

    + Trị các loại phong đàm: Bạch cương tàm 7 con (chọn loai thẳng), tán bột, uống với nước gừng (Thắng Kim Phương).

    + Trị phong trĩ sưng đau, lúc phát lúc khỏi: Bạch cương tàm 80g, rửa, sao vàng, tán bột. Dùng thịt Ô mai trộn làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên với Mật ong và Gừng, lúc đói (Thắng kim phương).

    + Trị trẻ nhỏ bị động kinh: Tỏi 7 củ. Trước hết lấy đất đốt cho đỏ lên rồi lấy Tỏi mài trên đất đó thành cao. Rồi lấy Bạch cương tàm (bỏ đầu và chân) 40g, để trên đất đó, lấy cái tô úp lại 1 đêm, đừng làm hở hơi. Sau đó lấy Bạch cương tàm tán bột thổi vào mũi hàng ngày (Phổ Tế Phương).

    + Trị răng đau: Bạch cương tàm (loại thẳng), sao chung với Gừng sống cho có mầu vàng đỏ rồi bỏ Gừng đi, tán bột. Lấy nước Tạo giác trộn với thuốc xức vào răng (Phổ Tế Phương).

    + Trị ra gió chảy nước mắt: Bạch cương tàm (sao) 20g, Cam thảo 20g, Kinh giới 10g, Mộc tặc 20g, Tang diệp 40g, Tế tân 20g, Toàn phúc hoa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với nước sắc Kinh giới (Bạch Cương Tàm Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).

    + Trị trúng phong miệng méo, nửa người liệt: Bạch cương tàm , Bạch phụ tử, Toàn yết. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với rượu nóng bôi (Khiên Chính Tán - Dương Thị Gia Tàng).

    + Trị đầu thình lình đau: Bạch cương tàm, tán bột. Uống với nước nóng (Đẩu Môn Phương). 

    + Trị da mặt sần sùi vì đánh phấn: Bạch cương tàm, Hắc khiên ngưu, 2 vị bằng nhau. Tán bột. Rửa mặt cho sạch rồi bôi thuốc lên (Đẩu Môn Phương).

    + Trị vết thương do kim khí đâm chém: Bạch cương tàm, sao vàng, tán bột, bôi (Đẩu Môn Phương).

    + Trị trẻ nhỏ bị kinh phong: Bạch cương tàm, Toàn yết, 2 vị bằng nhau, Thiên hùng, Phụ tử, mỗi vị 4g (bào chế). Tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạch cương tàm (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

    + Trị phong đàm, ho suyễn, không ngủ đêm được: Bạch cương tàm (sao), Trà đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với nước sôi (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).

    + Trị ho sau khi uống rượu: Bạch cương tàm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với trà (Quái Chứng Kỳ Phương).

    + Trị kinh phong mạn, thổ tả nhiều gây ra mạn tỳ phong: Bạch cương tàm (sao rượu) 4g, Nam tinh 8g, Ngũ linh chi 4g, Toàn yết (chế) 4g, Trùn (giun) đất 4g. Tán bột, nấu Bán hạ làm hồ trộn thuốc bột làm viên 0,4g. Ngày uống 1-2g (Bạch Cương Tằm Hoàn - Ấu Ấu Tu Tri).

    + Trị họng viêm cấp: Bạch cương tàm, Thiên nam tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc  (Như Thánh Tán - Vương Thị Bác Tễ Phương).

    + Trị trẻ nhỏ bị chứng cam đã lâu,  sinh ra yếu ớt không ăn uống được mấy rồi biến chứng ra nhiều bệnh, vì hậu thiên suy yếu đến nỗi xương sống cũng không vững, đi đứng không được: Bạch cương tàm sao, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạc hà hoặc thêm ít rượu (Kim Linh Tán - Trịnh Thị Phương).

    + Trị họng sưng đau, lở loét: Bạch cương tàm 40g (để trên miếng ngói mới, nướng cho hơi vàng), Thiên nam tinh 40g (bào chế, bỏ vỏ), tán bột. Mỗi lần dùng 1 ít. Dùng nước cốt Sinh khương hòa với thuốc bột, uống với nước nóng, hễ ói ra được đờm nhớt thì khỏi (Bạch Cương Tằm Tán - Ngụy Thị Gia Tàng Phương).

    + Trị họng bế, hàm răng không mở được: Bạch cương tàm, sao sơ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cốt Gừng (Trung Tàng Kinh).

    + Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét trắng miệng: Bạch cương tàm (sao vàng), chùi bỏ lông; tán bột, trộn với mật bôi (Tiểu Nhi Cung Khí Phương).

    + Trị sữa không thông: Bạch cương tàm, tán bột, uống 8g với rượu. Lấy lược vuốt ở vú thì có sữa (Kinh Nghiệm Phương).

    + Trị lưỡi sưng cứng: Bạch cương tàm 4g, Hoàng liên (sao mật) 8g. Tán bột, thổi vào cho nôn đờm ra (Tích Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương).

    + Trị tiêu ra máu: Bạch cương tàm, sao, bỏ đầu, 40g. Dùng thịt quả Ô mai sấy khô, 40g. Tán bột to bằng hạt Ngô đồng, uống trước khi ăn (Bút Phong Tạp Hứng Phương). 

    + Trị lở ngứa, đơn độc: Bạch cương tàm, Thuyền thoái, Phòng phong, Mẫu đơn bì (Trung Dược Học).