-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Bạch Liễm: (Radix Ampelopsis)
+ Tên khác: Bạch thảo, Kinh thảo, Miêu nhi noãn, Bạch căn.
+ Cây thuốc: Dây leo, không lông, thân cứng, vòi chẻ hai. Lá hai lần kép, cuống có cánh, thường có 3-5 lá hình trái xoan, nhọn hai đầu, gân lồi và có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới trăng trắng, mép có răng nhỏ và có lông. Cụm hoa đối diện với lá, nhỏ, lưỡng phân.
- Phân biệt: Cần phân biệt với củ cây Chìa vôi (Cissus modeccoides Planch), cũng có tên là Bạch liễm.
+ Phân bố: Bạch liễm có ở Quảng đông, Đông giang bác la (Trung Quốc), vị này hiếm thấy ở Việt Nam.
+ Xuất xứ: Trung Quốc
+ Bộ phận dùng: Củ, hình tròn, to bằng quả trứng gà, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài sắc đen trong trắng, vị đắng, thường bổ dọc làm đôi. Có nơi hay lấy củ (củ Khoai lang làm giả). Hay nhầm với củ Bạch cập (củ có 3 nhánh cứng, mịn và trong).
2. Thu hái - sơ chế:
+ Đào rễ phơi khô vào tháng 2 đến 8 mà dùng. Ngâm củ Bạch liễm 1 đêm, ủ mềm, xong rửa sạch sắc lát phơi khô, không sao tẩm gì cả, thường tán bột dùng làm hoàn tán.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo Trung Y: Dùng Bạch liễm chỉ thái lát dùng hoặc tán bột dùng, không phải sao tẩm gì.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm một ngày đêm, ủ mềm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Thường hay tán bột làm hoàn tán. Không phải tẩm sao.
4. Thành phần: Trong củ bạch liễm có chất nhầy và tinh bột.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị đắng, cay, ngọt, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ và Vị.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng: Tả hoả, tán kết, thu liễm giảm đau, trừ nhiệt.
Chủ trị: Ôn ngược, lỵ ra máu, tiêu ra máu, trĩ nội, xích bạch đới, sưng ung ở hạch cổ, đinh nhọt, phỏng lửa, phỏng nóng.
7. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng, người không có thực hoả, nhiệt độc thì không nên dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: