Bạch Quả

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Bạch Quả: (Semen Gingko) + Tên khác: Ngân hạnh,  Áp cước tử, Công tôn thụ. + Cây thuốc: Cây bạch quả là một cây thuốc quý, dạng cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng' quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu + Dược liệu: Dược liệu bạch quả là hạt hình trứng, chắc, vỏ...

1. Bạch Quả: (Semen Gingko)

+ Tên khác: Ngân hạnh,  Áp cước tử, Công tôn thụ.

+ Cây thuốc: Cây bạch quả là một cây thuốc quý, dạng cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng' quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu

+ Dược liệu: Dược liệu bạch quả là hạt hình trứng, chắc, vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5-2,5 cm, rộng 1-2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.

+ Phân bố: Sapa (Việt Nam), dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: 

Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay Bạch quả (Ginkgo biloba L.), họ Bạch quả (Ginkgoaceae).

- Quả bạch quả.

- Lá bạch quả gọi là ngân hạnh diệp.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô. Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

Theo Trung y: Bỏ vỏ cứng lấy nhân, bỏ màng nhân bọc ở ngoài nhân rồi giã nát dùng.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đập dập bỏ vỏ và màng bọc nhân (nhúng qua nước ấm, để một lúc rồi bóc màng đi); khi bốc thuốc thang giã dập nát.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, thoáng gió. Tránh nóng ẩm dễ biến chất.

4. Thành phần:

+ Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.

+ Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.

+ Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.

+ Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.

+ Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có độc.

Quy kinh: 

+ Vào 2 kinh phế, vị.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳncủa người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.

Tác dụng:

+ Bình suyễn hóa đàm, Thu sáp chỉ đới.

    Chủ trị:

    + Dùng để trị hen suyễn, ho; bệnh khí hư bạch đới của phụ nữ khi bị tiểu đục, tiểu nhiều, đái dầm.

    7. Kiêng Kỵ:

    + Trung dược đại từ điển: Người có thực tà cấm dùng.

    + Trung dược học: Bổn phẩm có độc, không được dùng nhiều, trẻ nhỏ càng nên chú ý. Ăn quá Bạch quả có thể trúng độc, xuất hiện bụng đau, thổ tả, phát sốt, tím xanh và hôn mê, co rút, nghiêm trọng có thể tê liệt hô hấp mà chết.

    + Nhật dụng bản thảo: Ăn nhiều nghẽn khí phong động. Trẻ con ăn nhiều hôn hoắc, phát kinh gây cam. Ăn chung với cá chình mắc chứng nhuyễn phong.

    + Cương mục: Ăn nhiều khiến người bụng trước trướng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Đái són: Ngân hạnh sao, mỗi tuổi 1 hạt, nhiều nhất không quá 7 hạt, bỏ vỏ cứng, giã nát. Mỗi sáng sớm hàng ngày uống với nước sữa đậu nành pha đường. Uống liên tục sẽ có tác dụng.

    + Đại tiện ra máu: Ngân hạnh 15g đập vỡ, địa du 15g, cây dành dành 6g, sắc uống vào hai buổi sáng – chiều hàng ngày.

    + Bạch đới quá nhiều: Nhân Ngân hạnh sao 10 hạt, hạt bí đao 30g; sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều).

    + Ho hen nhiều đờm: Ngân hạnh 9g đập vỡ, ma hoàng 6g, cam thảo 3g, Khoản đông hoa 9g; sắc uống.

    + Di tinh: Ngân hạnh 9g đập vỡ, phúc bồn tử 6g, Khiếm thực 15g, tổ bọ ngựa 6g (Tang phiêu diêu); sắc uống.

    + Váng đầu chóng mặt: Ngân hạnh 3 hạt, cùi nhãn 8 quả, Thiên ma 3g, ăn vào lúc đói buổi sáng.

    + Đầu mặt lở ngứa: Ngân hạnh sống 10 hạt, giã nát bôi.