-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Bạch Tiễn Bì: (Cortex Dictamni)
+ Tên khác: Bạch tiền bì, Bắc tiên bì, Bạch tiên, Bạch tiển, Bạch thiên, Bạch dương tiên, Kim tước nhi tiêu, Địa dương thiên, Bát khuê ngưu, Dã hoa tiêu, Bát cổ ngưu.
+ Cây thuốc: Bạch tiễn bì là cây sống nhiều năm, cao 50-100m, toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Thân cây mọc thẳng, rễ màu vàng nhạt. Lá kép lông chim 9-11 lá, phiến lá chét hình trứng dài, mép có răng cưa nhỏ. Mùa hạ mùa thu ra hoa màu tím nhạt, họp thành chum ở ngọn cành. Quả nang, khi chín nứt 5 mảnh, có 2-3 hạt màu đen, gần như hình cầu.
+ Dược liệu: Vị thuốc Bạch tiễn bì có hình trụ ống, dài khoảng 6-9cm hoặc 12-20cm. Thô khoang 1,5-6m. Bên ngoài màu xám vàng hoặc mầu nâu nhạt, có vết nhăn dọc nhỏ, dồng thời có đấu lá mọc đối rõ ràng, hơi lồi lên, hơi thể hiện hình bán vòng, ngoài ra còn có vết mềm mặt cắt của thân rễ giống như miệng vịt, thành ống trong màu trắng, vùng gốc trên mặt đất nối liền thân rễ mọc xiên, hình đót phình to mọc tỏa nhiều rễ dạng phụ phần lớn rơi rụng chỉ để lại dấu vết thân bên ngoài, rễ mầu vàng nâu hoặc mầu đỏ nâu. Rễ đặc, mềm, khô, trắng, không mọt là tốt.
+ Phân bố: Tìm thấy nhiều ở Trung Quốc. Các vùng Đông Bắc, Hà Bắc, Hà Nam, An Huy, Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên, Qúy Châu, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông Cổ.
+ Xuất Xứ: Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Rễ cây bạch tiền. Rễ bạch tiền trắng, đặc, mềm, khô, không mọt là tốt (cần chú ý phân biệt rễ bạch vi, bạch tiễn bì và bạch tiền).
2. Thu hái - sơ chế:
+ Phương bắc thu hoạch vào 2 mùa Xuân, Thu, phương Nam thu hoạch vào mùa hè. Sau khi đào lên, rửa sạch đất, bỏ rễ râu và vỏ thô, thừa lúc còn tươi mổ dọc, rút lấy lõi cây, phơi khô.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái khúc ngắn 2 – 3 cm, phơi khô.
+ Theo Trung y:
- Đào lên bỏ thân và rễ con, rửa sạch đất cát, tước bỏ lõi, phơi khô thái nhỏ, hoặc để nguyên rễ, không bỏ lõi, chỉ cạo sạch vỏ đen ngoài phơi khô dùng.
- Ngâm nước Cam thảo sao khô. Khi bào chế Bạch tiền cần dùng nước Cam thảo sống ngâm 1 giờ (phục thời) rồi lấy ra khử đầu lông, sấy khô mà dùng.
Bảo quản: Để nơi thoáng gió, khô ráo.
4. Thành phần:
+ Hoạt chất: Dictamnine, dictamnolactone, sitosterol, obacunonic acid, trigonelline, choline, fraxinellone, campesterol, skimmianin, y-fagarin, dasycarpamin.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Đắng mặn, lạnh (Trung dược đại từ điển).
+ Vị đắng, tính hàn (Trung dược học).
+ Vị đắng, lạnh (Bản kinh).
+ Mặn, không độc (Biệt lục).
+ Đắng, hơi mặn, hơi cay (Bản thảo thuật).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung dược đại từ điển).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Bàng quangTrung dược học).
+ Vào kinh Túc thái âm, Dương minh, kiêm vào Thủ thái âm, Dương minh (Cương mục).
+ Vào kinh Phế, Tiểu trường (Bản thảo nguyên thủy).
+ Vào Tỳ, Vị, kiêm Bàng quang, Tiểu trường (Bản thảo tòng tân).
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng: Khu phong, thanh nhiệt, tả hỏa, trừ thấp.
Chủ trị:
+ Khu phong, thanh nhiệt, tả hỏa, trừ thấp
+ Tán phong nhiệt, trị nhọt độc, sang lở, ngứa da do phong, nhiệt độc.
+ Chủ đầu phong, hòang đản, ho nghịch, lâm lịch, con gái trong âm sưng đau, không thể co duỗi, dậy dừng, đi bộ (Bản kinh).
+ Trị tứ chi không yên, thời hành trong bụng quá nóng, uống nước, muốn chạy, hô to, trẻ con động kinh, đàn bà sản hậu còn đau (Biệt lục).
+ Trị tất cả chứng nhiệt độc phong, sợ gió, phong sang, ghẻ lở đỏ lóet, da gấp, tráng nhiệt ghét lạnh; chủ giải nhiệt hòang, tửu hòang, cấp hòang, cốc hòang, lao hòang v.v…(Dược tính luận)
+ Trị Phế thấu (Binh bộ thủ tập phương).
+ Thông khớp xương, lợi 9 khiếu và huyết mạch, và tất cả phong tý gân xương yếu mỏi, thông thủy khí tiểu trường, thiên hành thời tật, đầu đau mắt nhức. Vỏ rễ tốt, công dụng của hoa như trên (Nhật hoa tử bản thảo).
+ Trị tất cả chứng ghẻ lở, ghét gió, dương mai, các chứng nhọt nhiệt độc (Bản thảo nguyên thủy).
+ Dùng với khổ sâm trị sưng đau, ngứa da do thấp nhiệt.
7. Kiêng kỵ: Tạng phủ hư hàn không dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: