Bản Lam Căn

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Bản Lam Căn: (Herba Isatisis) + Tên khác: Mã tảo, Mã lam, Bọ mẩy, Đại thanh. + Cây thuốc: Cây thuốc Bản lam căn là cây bụi hay cây nhỡ, các cành non tròn, phủ lông, sau nhẵn, vỏ màu nâu. Lá hình bầu dục mũi mác, đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn hay nhọt, phiến thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa mọc thành ngù có lông, trục chính ngắn từ đấy cho ra 8-14 nhánh, mang hoa nằm trên một mặt phẳng. Lá bắc và lá bắc con hình dài, bé. Hoa thường màu trắng ít khi...

1. Bản Lam Căn: (Herba Isatisis)

+ Tên khác: Mã tảo, Mã lam, Bọ mẩy, Đại thanh.

+ Cây thuốc: Cây thuốc Bản lam căn là cây bụi hay cây nhỡ, các cành non tròn, phủ lông, sau nhẵn, vỏ màu nâu. Lá hình bầu dục mũi mác, đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn hay nhọt, phiến thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa mọc thành ngù có lông, trục chính ngắn từ đấy cho ra 8-14 nhánh, mang hoa nằm trên một mặt phẳng. Lá bắc và lá bắc con hình dài, bé. Hoa thường màu trắng ít khi đỏ. Quả hạch có đài phát triển bọc ở ngoài. Ra hoa vào mùa hè có quả vào mùa thu.

+ Phân bố: Cây ưa sáng, mọc nhiều ở đồi hoang, ở các vùng trung du, đồng bằng nước ta.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Rễ của cây Bản Lam căn.

2. Thu hái - sơ chế: Đào rễ rửa sạch, phơi khô.

3. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: Vào kinh Phế, Can.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng: Thanh nhiệt độc, thanh huyết nhiệt, kháng sinh.

    Chủ trị: Sốt cao như cảm cúm, viêm não đơn độc, sởi, viêm họng, sưng tuyến mang tai; các loại lở loét trong xoang miệng…

    7. Kiêng kỵ: Đây là vị tả mạnh, người bệnh lâu ngày, sức yếu, không có nhiệt độc không nên dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị đàn bà rong huyết: Ngẫu tiết, 1 khúc, giã nát, trộn với Bản lam căn, uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

    + Trị chứng nóng bốc, để giải các loại thứ thuốc độc, cấp cứu nóng sốt như lửa, viêm họng: Bản lam căn giã lấy nước đổ vào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

    + Trị sốt cao, cảm mạo cấp tính: Bản lam căn 40g, Khương hoạt 12-20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    + Trị viêm gan cấp tính: Bản lam căn, Bại tương thảo mỗi thứ 20g, Nhân trần 16g, sắc uống.

    + Trị sởi, viêm họng thanh quản, miệng lưỡi lở đinh nhọt, đơn độc: Bản lam căn 16g, Kim ngân hoa, Đại hoàng, Hoàng bá, mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).