Cảo Bản

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Cảo Bản: (Rhizoma et Radix Ligustici sinensis) + Tên khác: Cảo bổn, Qủy khanh, Qủy tân (Bản Kinh), Vi hành (Biệt Lục), Cao bạt (Sơn Hải Kinh), Thổ khung, Địa tân, Qủy thần, Nhi khanh, Sơn khuân tuy, Bảo sinh tùng (Hòa Hán Dược Khảo). + Cây thuốc: Cây cảo bản là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm cao 0,5-1m có khi cao hơn, lá mọc so le, kép 2-3 lần xẻ lông chim, cuống là dài 10-20cm phía dưới ôm lấy thân cây, lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm...

1.Cảo Bản: (Rhizoma et Radix Ligustici sinensis)

+ Tên khác: Cảo bổn, Qủy khanh, Qủy tân (Bản Kinh), Vi hành (Biệt Lục), Cao bạt (Sơn Hải Kinh), Thổ khung, Địa tân, Qủy thần, Nhi khanh, Sơn khuân tuy, Bảo sinh tùng (Hòa Hán Dược Khảo).

+ Cây thuốc: Cây cảo bản là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm cao 0,5-1m có khi cao hơn, lá mọc so le, kép 2-3 lần xẻ lông chim, cuống là dài 10-20cm phía dưới ôm lấy thân cây, lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả, mỗi phân quả có 5 sống, chạy dọc giữa các sống có 5 bó libe gỗ. Các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ. Cây này gọi là Tây khung cảo bản.

+ Dược liệu: Thân rễ Cảo bản khô có hình viên chùy không đều, dài khoảng 6-14cm, vỏ ngoài màu vàng đất hoặc màu vàng nâu phần trên thân rễ to hơn, phủ khít nốt ruỗi sắp thành dạng đầu là dấu vết của rễ, phần đỉnh thì có bộ phận tàn dư của thân, phần dưới thân rễ nhỏ gầy, khoảng giữa cách các vết nhăn dọc đều có các đốt phình lớn. Trên đốt cũng có vết rễ có mùi thơm đặc biệt. Nhiều người cho rằng Cảo bản của Tứ Xuyên sản xuất nổi tiếng hơn sản xuất từ Thiểm Tây, được gọi là Tây khung, củ lớn hơn ngón tay cái, sù sì như củ Xuyên khung, nhưng không phải Xuyên khung như một số hàng dược đã thay thế, mùi vị giống Xuyên khung, đắng, thơm, không mốc mọt là tốt.

+ Phân bố: Cây của Trung Quốc.Tại Trung quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà bắc, rồi đến Sơn tây, Liêu ninh, Cát lâm, Nội mông. Loại này vừa dùng trong nước vừa để xuất khẩu một ít.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Củ có nhiều mắt rễ sùi phồng to hình cầu. Củ to bằng ngón tay cái, sù sì giống củ xuyên khung nhỏ, mùi vị giống xuyên khung, đắng, thơm không mốc mọt là tốt. Dùng thân rễ gần như hình cầu, đường kính 1-3cm mặt ngoài màu nâu sần sùi, mặt trong màu trắng ngà.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Vào các tháng 4-10 đào lấy rễ và thân rễ, cắt bỏ phần trên mặt đất, rửa sạch đất cát, phơi trong râm cho khô, sau 30 ngày, khi dùng cắt bỏ đầu, rửa sạch, xắt lát, phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y: Bỏ hết tạp chất, rửa sạch ủ mềm thấu, thái lát, phơi khô.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô.

Bảo quản: Cất kín, để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

4. Thành phần:

+ Cảo bản chứa dầu bay hơi, trong đó thành phần chủ yếu là 3 – butylphthalide, Cnidilide. Rễ Liêu Cảo bổn hàm chứa dầu bay hơi 1,5%. Ngòai ra hàm chứa thành phần Alkaloid, Hexadecanoic acid v.v…(Trung dược học).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị cay, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh bang quang.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Dầu trung tính Cảo bản có tác dụng trấn tỉnh, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm, và có thể ức chế ruột và cơ bàng quang tử cung, còn có thể giảm chậm tốc độ hao hụt ô xy rõ rệt, kéo dài thời gian sinh tồn của chuột con, tăng gia khả năng chịu đựng thiếu ô xy của tổ chức, chống thiếu máu cơ tim của chuột lớn do hoocmon tuyến yên gây ra. Chất chiết cồn có tác dụng giáng áp, có tác dụng kháng khuẩn đối với khuẩn nấm gây bệnh ngòai da thường gặp.

+ Lactone, phthalide Cảo bản và hợp chất diễn sinh của nó có thể làm cho cơ trơn phế quản động vật thí nghiệm lỏng nhão, có tác dụng bình suyễn khá rõ rệt (Trung dược học).

Tác dụng: Tán phong hàn, trừ thấp.

    Chủ trị: Trị mụn nhọt, sang lở, cảm mạo, nhứt đầu, đau bụng, trị tích tụ hòn cục.

    7. Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa đau đầu do nhiễm phong và hàn biểu hiện như đau cột sống và đau nửa đầu: Dùng Cảo bản phối hợp với xuyên khung, bạch chỉ.

    Bài thuốc: KHƯƠNG HOẠT PHÒNG PHONG THANG gồm có: Khương hoạt 8g, Độc hoạt, Phòng phong, Cảo bản mỗi thứ 12g, Mạn kinh tử 12g, Xuyên khung 6g, Cam thảo 6g: sắc nước uống.

    + Chữa cảm phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp và đau chân tay: Dùng Cảo bản, Phòng phong, Khương hoạt, Uy linh tiên và Thương truật

    + Chữa đau khớp do phong thấp: Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g: sắc nước uống.

    + Chữa thiên đầu thống (đau nửa đầu): Cảo bản 6g, Xuyên khung 3g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 3g, Tế tân 2g, Cam thảo 3g, cho nước 600ml, sắc còn 1/3, uống trong ngày lúc còn nóng sau bữa ăn.

    + Chữa trẻ em ghẻ lở chốc đầu: Dùng Cảo bản sắc nước tắm và giặt quần áo. (Bảo Ấu Đại Toàn)

    + Chữa da đầu có nhiều gầu: Cảo bản, Bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhỏ xát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu.

    + Trị  đau nhói ở tim đã dùng thuốc hạ lợi rồi nhưng không bớt, dùng bài sau để tan độc: Cảo bản 15g, Thương truật 30g, 2 chén nước sắc còn một chén uống nóng (Hoạt Pháp Cơ Yếu).

    + Chữa trị  hàn tà uất ở kinh Túc thái dương có các triệu chứng đau đầu, nhức ở đỉnh đầu: Cảo bản, Khương hoạt, Tế tân, Xuyên khung, Thông bạch sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

    + Chữa trị cảm phải sương mù, nên thanh tà ở thượng tiêu: Cảo bản và Mộc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

    + Chữa Trị cảm mạo do phong hàn, nhức đầu ớn lạnh, không ra mồ hôi: Khương hoạt 6g, Độc hoạt 9g, Phòng phong 9g, Cảo bản 9g, Mạn kinh tử 9g, Xuyên khung 4,5g, Cam thảo 3g, sắc uống (Khương Hoạt Phòng Phong Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    + Chữa trị  đau nhức ở đỉnh đầu, phong hàn phạm vào não, đau nhức ở đỉnh đầu sau hậu đầu, đến răng má, thấp khớp: Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ, mỗi thứ 9g, Cam thảo 3g 5 sắc uống sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    + Chữa Trị  ngứa lở ngoài da, gầu ngứa đầu: Cảo bản 15g, đập dập, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa của trẻ con (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).