Cát Căn

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
 1. Cát Căn: (Pueraria thomsoni Benth) + Tên khác: Còn gọi Sắn dây, Cam cát căn, Phấn cát, Củ sắn dây. + Cây thuốc: Cát căn là cây thuốc nam quý, dạng cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta,...

 1. Cát Căn(Pueraria thomsoni Benth)

+ Tên khác: Còn gọi Sắn dây, Cam cát căn, Phấn cát, Củ sắn dây.

+ Cây thuốc: Cát căn là cây thuốc nam quý, dạng cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được.

+ Dược liệu: Dược liệu Cát căn là rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12-15 cm, đường kính 4-8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng  đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.

+ Phân bố: Mọc hoang và được trồng khắp nơi để làm thuốc và thực phẩm.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều vỏ có màu trắng đục, thường cắt và bổ dọc thành từng miếng trắng vàng.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 đã có thể đào lấy củ, biến chế thành dược liệu để bán hay dùng. Cây trồng 2 năm thì ra hoa, tháng 5-7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô bán hay dùng.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xong cắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc (Cứ 100 đoạn Sắn dây thì dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửa ngày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâm đủ 1 tuần thì vớt ra, dùng sọt đem ra sông ngâm 3-4 giờ vớt ra rửa sạch, phơi 2-3 ngày (Khô đi độ 6-7 phần) lại bỏ vào hòm, xông Lưu hoàng trong hai ngày đêm, làm cho củ mềm và trong, tất cả thành màu trắng bột không có lõi vàng nữa, thì có thể lấy đem phơi thật khô để dùng hay bán. Có lúc phải dùng xông đi xông lại 3 lần, mỗi lần mất 1 ngày, phơi hai ngày. Qua ba lần xông ba lần phơi như vậy rất phức tạp, lại khó xông cho củ trở thành trắng trong, theo kinh nghiệm thì nếu loại củ nào xông một lần mà trong ruột củ trắng trong là tốt nhất.

+ Khoanh củ: Ở tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy 1,7-3cm, đuôi củ nhỏ chỉ cắt khúc, sau khi dùng Lưu hoàng xông thì đem sấy khô ngay là được.

+ Miếng vuông: Cũng là một cách chế biến của tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy (cạnh) 1,7-3cm, sau khi xông Lưu hoàng xong đem sấy khô ngay là được.

+ Ngoài ra có nơi đào về bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 8-15cm nếu đường kính quá lớn thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi cắt lát thành từng miếng dầy 0,5-1cm xông Lưu hoàng 3 lần, sau đó ngày phơi nắng, tối sấy Lưu hoàng cho tới khô. Nếu muốn lấy bột thì say nhỏ gạn lấy tinh bột lọc đi lọc lại nhiều lần rồi sấy hoặc phơi khô.

+ Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ xay gĩa cả củ nát bấy, lọc lấy nước ở trong đổ nước lạnh vào rồilấy khăn mà lọc cho sạch xác, bụi bặm, đất, cát căn rồi để lắng xuống mới gạn lọc nước trên cứ như thế mỗi ngày thay nước một lần, mỗi khi đổ nước vào một lần phải lọc những nước đục đi, gạn lọc như thế 1 tháng đến khi nào thấy nước trong khuấy không đục nữa thì thôi. Lọc càng kỹ bột nước mới khỏi chua, chát, bột trắng, nhưng phải thay nước hàng ngày, bột không chua. Khi đã xong đổ bột ra miếng vải băng để trên sạp khô phơi thành bột cất dùng.

Bảo quản:

+ Đậy kín nơi khô ráo. Tránh mốc, mọt, ẩm.

4. Thành phần:

+ Tinh bột 12 - 15% (rễ tươi) Flavonoid

+ Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).

+ Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).

+ Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112: 42557y).

+ Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).

+ Không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn (Biệt Lục).

+ Vị ngọt, cay, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vị ngọt, cay, tính mát (Trung Dược Học).

+ Hoa có vị ngọt tính bình (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, ngọt, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Qui kinh:

+ Vào kinh Vị, Phế (Bản Thảo Tân Biên).

+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào kinh Vị, Bàng quang, Tỳ (Yếu Dược Phân Tễ).

+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Vị, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng Giải nhiệt: Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (Nghiên Cứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 (10): 964-967).

- Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bảncó tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gây sốt nhân tạo (Trung Dược Học).

+ Tác dụng gĩan cơ: Chất Daidzein có tác dụng gĩan cơ ở ruột của chuột, tương tự như chất spasmaverine (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với tim mạch: Chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong của chó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng của mạch máu. Tác dụng này kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụng nhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine. Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó (Trung Dược Học).

+ Điều trị huyết áp cao: Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triệu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học).

+ Điều trị rối loạn ở động mạch vành: Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38% có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ra trong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảm Cholesterol (Trung Dược Học).

+ Dùng trong tai mũi họng: Nước sắc Cát căn cho 33 ca điếc đột ngột uống mỗi ngày, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiến triển (Trung Dược Học).

+ Giãn động mạch vành: Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát Căn có tác dụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp (Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Ứng Dụng lâm Sàng Vị Cát Căn Phòng trị Bệnh Tâm Phế, Bệnh Mạch Vành và Huyết Áp Cao, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96-102).

+ Có tác dụng tăng lượng huyết ở não do làm gĩan mạch não trên súc vật thực nghiệm (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96-102).

+ Nước sắc Cát căn có tác dụng thu liễm, tiêu viêm, làm gĩan co thắt của cơ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tác dụng:

+ Cát căn Tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa có tác dụng giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+ Cát căn Trị chứng biểu nhiệt, sởi thời kỳ đầu ra không hết, tiêu chảy (Nướng dùng hiệu quả nhanh hơn), trước trán đau, gáy vai cứng đau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng, không lạnh hoặc gáy cứng, sau lưng cứng, hoặc Thái dương + Dương minh hợp bệnh gây nên gáy cứng, bệnh Thái dương dùng phép hạ lầm gây nên tiêu chảy có kèm nhiệt hoặc sởi muốn mọc mà không mọc được, phần cơ nóng mãi không hạ (Đông Dược Học Thiết Yếu)

7. Kiêng kỵ:

+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư: Cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư, hỏa vượng hoặc sốt nóng mà sợ lạnh: Thận trọng khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Chữa cảm mạo: Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: Sài hồ 4g, Cát căn 8-12g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4 - 8g, Thạch cao 16g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc nước uống.

+ Chữa chứng nhiệt tả (Viêm ruột cấp, lị trực khuẩn) dùng bài: Cát căn 12 - 20g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.

+ Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều, dùng bài: Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8-16g, Thược dược 8-12g, Chích thảo 2-4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài: "Cát căn thang": Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 12g, Uất kim 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.

+ Trị chứng tiểu đường kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: Cát căn 16-20g, Mạch môn 12-16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6-8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống.

+ Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1: Dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.

+ Trị bệnh mạch vành: Do thuốc làm giãn mạch vành mà bớt cơn đau thắt ngực và cải thiện điện tâm đồ.

+ Trị điếc đột ngột mới mắc: Do co thắt mạch máu tai trong gây rối loạn thần kinh thính giác.

+ Ngoài ra còn dùng: Bột sắn dây 5g, Thiên hoa phấn 5g, Hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên vùng nhiều mồ hôi ngứa.

- Giã lá sắn dây vắt nước uống, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.

- Hoa sắn dây giải độc say rượu.