-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Cốc Tinh Thảo: (Flos Eriocauli).
+ Tên khác: Cỏ dùi trống, Cây cốc tinh, Cỏ đuôi công, Đái tinh thảo,Văn tinh thảo. Sau khi gặt lúa xong thì cỏ xuất hiện, nhờ dư khí của lúa sinh ra cỏ nên gọi Cốc tinh thảo.
+ Cây thuốc: Cây thảo nhỏ, sống hằng năm, thân rất ngắn mang một chùm lá mọc vòng, rộng và hình dải, nhẵn, có nhiều gân dọc. Cán hoa dài 10-55cm, có cạnh sắc và vặn nhiều hay ít. Đầu hình trứng hay hình trụ, có lông rải rác, lá bắc của tổng bao nhẵn cứng, màu vàng ra, lợp lên nhau và che các hoa vào phía trong. Hoa đực có 2 lá đài dính thành ống, 2 cánh hoa dính thành ống và bao phân màu đen. Hoa cái có 3 lá đài rời, 3 cánh hoa ngắn hơn lá đài và có lông rải rác.
+ Dược liệu: Hoa và thân Cốc tinh thảo có hoa thân khô nhỏ mịn, dài khoảng 16-20cm, vỏ ngoài màu vàng xanh lục, thường cong, hoa loại như hình cầu mọc ở đỉnh, đường kính khoảng hơn 1,6mm, lớp ngoài là bao phiến của tổng bao, màu vàng lục nhạt, nhiều quả dạng phiến vảy chất màng phần trong là phiến dài liền với cánh hoa, màu trắng Thương phẩm thường đem vài trăm thân hoa bọc lại thành một bó, lấy loại đã khô hoàn toàn, đoá hoa lớn là loại tốt.
+ Phân bố: Trung Quốc, Việt Nam (Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m ở Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng).
+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.
+ Bộ phận dùng: Hoa và cuống hoa tự cán mang hoa phơi, sấy khô. Cụm hoa hình đầu, đường kính 0,5-0,8cm có cán dài (còn gọi là Cốc tinh hoa), dùng hoa bỏ cán gọi là Cốc tinh châu, gồm nhiều hoa khô nhỏ hình ống màu vàng bóng nén chặt với nhau, trên đầu có vẩy nhỏ màu trắng xám các cây nhỏ xếp liền nhau cho hình cầu có màu trắng xám. Bóp nát ra thấy nhiều hạt nhỏ màu đen. Gốc cụm hoa có một tổng bao gồm nhiều lá bắc hình vảy nhỏ màu vàng bóng. Chất mềm dẻo, khó bẻ gẫy.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Thu hái vào tháng 9, hái hoa hình sao trắng là tốt, phơi âm can cất dùng.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế: Thu hoạch vào mùa thu, lấy cụm hoa và cuống cụm hoa, phơi hay sấy nhẹ (50 - 60oC) đến khô.
Bảo quản: Dễ nát, ẩm mốc.
4. Thành phần: Trong Cốc tinh thảo có Carbohydrat.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Trung dược đại từ điển: Cay, ngọt, mát- Trung dược học: Cay, ngọt, bình.
+ Bản thảo thập dị: Vị ngọt, bình.
+ Nhật hoa tử bản thảo: Mát.
Quy kinh:
+ Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Vị.- Trung dược học: Kinh Can, Phế.
+ Bản thảo kinh sơ: Kinh Túc quyết âm, dương Minh.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Thí nghiệm ngoài cơ thể thuốc ngâm nước bổn phẩm có tác dụng ức chế một số chân khuẩn ngoài da. Thuốc sắc của nó có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, khuẩn song cầu viêm phổi, trực khuẩn đại trường (Trung dược học).
Tác dụng: Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế.
Chủ trị:
+ Chữa: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.
7. Kiêng kỵ: Không có phong nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: