Côn Bố

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Côn Bố: (Herba  Laminariae) + Tên khác: Côn bố còn gọi là Luân bố, Hải côn bố, Rau Câu, Hải đới, Nga chưởng thái. + Cây thuốc: Cây thuốc côn bố là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển. Một bộ phận hình trụ có vai trò như thân và một bộ phận dẹt và dài như lá. Bộ phận giống như lá của Côn bố dài khoảng 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép có răng cưa nhỏ. + Dược liệu: Vị thuốc Côn bố cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó. Tùy theo loại tảo mà vị thuốc...

1. Côn Bố: (Herba  Laminariae)

+ Tên khác: Côn bố còn gọi là Luân bố, Hải côn bố, Rau Câu, Hải đới, Nga chưởng thái.

+ Cây thuốc: Cây thuốc côn bố là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển. Một bộ phận hình trụ có vai trò như thân và một bộ phận dẹt và dài như lá. Bộ phận giống như lá của Côn bố dài khoảng 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép có răng cưa nhỏ.

+ Dược liệu: Vị thuốc Côn bố cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó. Tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu. Mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn.

+ Phân bố: Vị thuốc này ở nước ta chưa thấy có khai thác, còn nhập của Trung Quốc. Côn bố mọc hoang ở các vùng biển Liêu ninh, Sơn đông, Phúc kiến. Theo những tài liệu cũ, ở ven biển nước ta có thể có loài Côn bố Laminaria flexicaulis nhưng chưa khai thác.

+ Xuất xứ: Trung Quốc

+ Bộ phận dùng: Toàn cây.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Vào mùa hạ và thu. Vớt dưới biển lên, ngâm vào nước sạch cho bớt vị mặn, để hơi khô, cắt thành sợi, phơi khô, để dành dùng.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+  Khi dùng Côn bố, nên lấy nước chảy phía đông nấu từ trưa đến nửa đêm để cho ra hết chất mặn đi rồi phơi hoặc sậy khô cất dùng (Lôi Công bào chế Dược Tính Luận).

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

4. Thành phần:

+ Trong côn bố có tới 60% hydrat cacbon, trong hydrat cacbon thành phần chủ yếu là angin, lactozan và pentozan. Ngoài ra còn chứa vitamin, protit và một ít chất béo. Tro toàn phần 14% trong đó có iot, kali, sắt, canxi.

+ Algin (do Stanfort tìm ra từ năm 1880) gồm chủ yếu là muối natri của axit anginic. Axìt anginic lại là một axit polymannuronic gồm nhiều đơn vị axit D-manuronic dưới dạng pyranoza liên kết với nhau ở 1-4.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+ Trung dược học: Mặn, lạnh.

+ Ngô phổ bản thảo: Chua mặn, lạnh, không độc.

+ Bản thảo tái tân: Vị đắng, tính lạnh, không độc.

Qui kinh:

+ Trung dược học: Vào kinh Can, Thận.

+ Yếu dược phân biệt: Vào kinh Vị.

+ Bản thảo tái tân: Vào kinhTỳ.
 

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Thuốc giàu chất iod nên phòng trị được bướu giáp do thiếu Iod.

+ Thuốc có tác dụng hạ áp và hạ lipid huyết.

+ Chế phẩm của Côn bố tươi có tác dụng chống ho suyễn trên nhiều súc vật thí nghiệm.

+ Thành phần laminine trong loại Côn bố Thallus Laminariae có tác dụng ức chế cơ trơn.

Tác dụng:

+ Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thủy tiêu phù.

Chủ trị:

+ Chữa các chứng: Loa lịch, anh lựu, cước khí phù thũng, thủy thũng.

7. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Chữa bướu giáp trạng và sưng tuyến lymphô ở cô: Côn bố 30g, sò 30g, sứa 30g, hạ khô thảo 15g, sắc uống hoặc dùng côn bố và tảo đuôi ngựa (sargassum) lượng bằng nhau, rang khô, nghiền bột, hoàn thành viên với nước cơm, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, 30 ngày là một liệu trình để chữa bướu giáp trạng và sưng tuyến lymphô ở cổ.

+ Chữa tuyến giáp trạng sưng to, lâu kết hạch, đờm tụ thành khối: Côn bố sấy khô, tán thành bột, mỗi lần dùng 4g, bọc vào trong bông, dùng giấm hay rượu tốt ngâm, ngậm và nuốt dần nước cốt, hễ hết hơi thuốc lại thay miếng khác để chữa tràng nhạc, lao hạch, đờm hạch và bướu cổ. Hoặc dùng côn bố, huyền sâm, cải rừng tía, bán biên liên, mỗi vị 12 - 20g sắc uống để chữa tuyến giáp trạng sưng to, lâu kết hạch, đờm tụ thành khối.

+ Chữa viêm phế quản mạn tính, thủy thũng, khí kết tụ ở bàng quang, bướu cổ: Côn bố 10g, sinh khương 3 lát, đường đỏ lượng vừa đủ, sắc uống hoặc dùng côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g, tất cả đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng cao độ, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml để chữa viêm phế quản mạn tính. Côn bố 12g kết hợp với quất hạch 12g, mẫu lệ 12g và tiểu hồi 8g, sắc uống để chữa trị đới hạ (khí hư) và tinh hoàn sưng đau. Côn bố 60g, hành tươi 1 nắm thái nhỏ, hai thứ sắc kỹ cho nhừ rồi chế thêm gừng tươi, hạt tiêu và gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn để chữa thủy thũng, khí kết tụ ở bàng quang, bướu cổ.

+ Chữa chứng sưng đau hạch lymphô: Côn bố, hải tảo và phục linh lượng bằng nhau 10g, xuyên sơn giáp 5g, toàn yết 3g, long đởm thảo 10g, đương quy 10g và đào nhân lượng bằng nhau 6g, tất cả sấy khô tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc dùng côn bố, huyền sâm đều 10g, mẫu lệ, hạ khô thảo lượng bằng nhau 15g, cương tàm 5g, sấy khô tán bột, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần để chữa chứng sưng đau hạch lymphô.

+ Trị cao huyết áp: Dùng bột Côn bố điều trị Cao huyết áp 110 ca, tỷ lệ kết quả 76,4% (Nông trường nuôi trồng Hải đới huyện Bình dương tỉnh Triết giang, tờ Thông tin Trung thảo dược 1974,3:39).

+ Trị sưng hạch lâm ba: Hải long hoàn: Côn bố, Hải tảo, Phục linh đều 10g, Xuyên sơn giáp 5g, Toàn yết 3g, Long đởm thảo 10g, Đương qui 10g, Đào nhân 6g làm hoàn. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.

- Côn bố, Huyền sâm đều 10g, Mẫu lệ, Hạ khô thảo đều 15g, Cương tàm 5g, làm thuốc tán. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần.