-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Đạm Trúc Diệp: (Herba Lophatheri)
+ Tên khác: Trúc diệp, rễ gọi là Toái cốt tử, Trúc diệp mạch đông, Mễ thân thảo, Sơn kê mễ.
+ Cây thuốc: Là cây cỏ lâu năm, thân dài 0,3-0,6m, thẳng đứng hay hơi bò. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, xếp cách nhau, hình bầu dục dài, nhọn đầu, tròn hay hình nêm ở gốc, trông giống như lá tre, nhẵn ở mặt dưới, có lông trên gân ở mặt trên, mép nhẵn, bẹ lá nhẵn, dài, mềm nhẵn hay có lông ở mép, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa hình bông (chùy) thưa dài 10-30cm. Bông nhỏ hình mũi mác, cuống dài mảnh mang trên hoa lưỡng tính 8-9 mày nhỏ rỗng và cuộn lại. Nhị 2-3, bao phấn hình thoi cây ra hoa từ tháng 3-11.
+ Dược liệu: Thân dài 25cm - 75cm, hình trụ, có đốt, mặt ngoài màu lục vàng, rỗng giữa. Bẹ lá mở tách ra. Phiến lá nguyên hình mác, dài 5cm - 20cm, rộng 1cm - 3,5cm, đôi khi bị nhàu và cuộn lại. Mặt trên của lá có màu lục nhạt hoặc màu lục vàng. Các gân chính nằm song song, các gân nhỏ nằm ngang tạo thành hình mạng lưới, mắt lưới hình chữ nhật, mặt dưới rõ hơn. Thể nhẹ, mềm dẻo. Mùi nhẹ, vị nhạt.
+ Phân bố: Cây mọc trên các bờ tường, ven đồi, chân núi đá. Cây ưa ẩm ưa sáng. Gặp nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình...
+ Xuất xứ: Quảng Đông, Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc rễ, củ phơi khô của cây Đạm trúc diệp.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Vào tháng 5-6 cuối mùa hoa, hái cây mang về, cắt bỏ rễ con, bó thành từng bó nhỏ phơi hay sấy khô. Vị thuốc có thể còn lẫn rễ con, đôi khi cả cụm hoa. Cũng có thể dùng tươi.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Dùng tươi: Rửa sạch, sắc uống.
- Dùng khô: Rửa sạch, thái ngắn 2 – 3 cm, phơi khô.
+ Theo Trung y: Nhặt bỏ tạp chất, tẩm nước ướt, cắt bỏ rễ thái từng đoạn, phơi khô dùng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng, tránh ánh sáng, tránh ẩm nóng. Bào chế rồi đậy kín.
4. Thành phần: Chủ yếu là Acid hữu cơ.
5. Tính vị- quy kinh:
Tính vị: Có vị ngọt, nhạt, tính hàn .
Quy kinh: Vào hai kinh tâm và tiểu trường.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng hạ nhiệt; tăng bài tiết ion có trong nước tiểu, do đó mà tăng lợi niệu.
+ Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
Tác dụng: Lợi tiểu tiện, thanh tâm hoả.
Chủ trị:
+ Dùng trong các loại bệnh nhiệt, miệng khát, bồn chồn; trẻ con sốt cao co giật, bứt rứt, miệng lưỡi lở, sưng đau lợi răng; viêm đường tiết niệu, tiểu đỏ và ít.
7. Kiêng kị: Người không thấp nhiệt, phụ nữ có thai không nên dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Trị sốt nóng âm ỉ, mắt mờ, mặt đỏ nhức đầu: Đạm trúc diệp 12g, Thanh hao 9g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện đau rát, miệng lưỡi nứt nẻ, các dạng bệnh thuộc tâm nhiệt: Đạm trúc diệp 12g Mộc thông 3g rưỡi, Cam thảo 5 phân, Qua lâu căn 3g 5, Hoàng bá 3g 5. sắc với 3 chén nước còn 8 phân, ngày uống 3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tiểu ít, nước tiểu đỏ đậm: Đạm trúc diệp 12g, Mộc thông 6g, Sinh điạ 9g, Cam thảo mút 3g; sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: