Địa Cốt Bì

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Địa Cốt Bì: (Cortex Lycii chinensis) + Tên khác: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn (Hòa Hán Dược Khảo), Tính cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Cây thuốc: Là cây Câu Kỷ Tử. (Địa Cốt Bì là vỏ dễ của cây Câu Kỷ Tử) một loại cây bụi nhỏ, cao 0,5-1,5m, cành nhỏ, cong và ngả xuống, có khi dài tới 4m, thỉnh thoảng...

1. Địa Cốt Bì: (Cortex Lycii chinensis)

+ Tên khác: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn (Hòa Hán Dược Khảo), Tính cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Cây thuốc: Là cây Câu Kỷ Tử. (Địa Cốt Bì là vỏ dễ của cây Câu Kỷ Tử) một loại cây bụi nhỏ, cao 0,5-1,5m, cành nhỏ, cong và ngả xuống, có khi dài tới 4m, thỉnh thoảng có gai thẳng, dài 5 cm, màu vàng xám mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le hay tụ tập 3-5 lá thành vòng ở một điểm, cuống ngắn 2-6mm. Phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0,6-2,5cm mép lá nguyên. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc riêng lẻ hay gồm 2-3 cái ở kẽ lá, có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng, hình trứng dài 0,5-2cm, đường kính 4-8mm, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, nhiều hạt nhỏ hình thận, dẹt, dài 2-2,5mm. Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 7-10.

+ Dược liệu: Địa cốt bì có vỏ cuộn hình lòng máng hay hình ống, hoặc hai lần hình ống. Mặt ngoài màu vàng đất hay vàng nâu, có những đường nứt dọc ngang, có lớp bần dễ bong. Mặt trong màu trắng hay vàng xám có nhiều đường vân dọc, đôi khi còn sót một ít gỗ. Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang, có lớp bần phía ngoài, libe phía trong màu trắng xám. Mùi thơm hơi hắc, vị lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. Loại phiến lớn không có lõi là tốt. Vỏ to dầy, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu. Trong khi đó vỏ rễ của cây Bọ mẩy có vỏ cuộn tròn hình lòng máng hay cuộn hình ống. Mặt ngoài màu vàng nâu đến lục xám, sần sùi, mặt trong màu vàng nâu, có nhiều đường vân dọc, hơi sần sùi. Chất giòn; dễ bẻ. Mặt bẻ thô. Mặt cắt ngang có lớp bầm mỏng, mô mềm vỏ lổn nhổn như có sạn. Không mùi, vị hơi chát, khi nhấm như có sạn.

+ Phân bố: Có nhiều ở Trung Quốc nước ta còn phải nhập, có ở các tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.

+ Xuất xứ: Ninh Hạ, Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Vỏ rễ.

2. Thu hái - sơ chế: Thu hoạch vào đầu xuân và cuối thu, đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hoặc sấy khô, hoặc rửa sạch rễ.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

1. Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau, sắc nước Cam thảo ngâm một đêm rồi vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).

2. Chọn vỏ không còn lõi, rửa sạch, xắt nhỏ phơi khô dùng sống, có khi tẩm rượu sấy qua (Trung Dược Học). 

Bảo quản: Để nơi khô ráo, không nên chất nặng lên sợ dẹp nát.

4. Thành phần:

+ Theo hệ dược học Viện nghiên cứu Y học Bắc kinh năm 1958, trong Địa cốt bì có 0,08% ancaloit; 1,07% saponin không có phản ứng anthraglucozit và tanin. 

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.

Quy kinh: Vào 3 kinh: Can, Thận, Phế.

6 . Tác dụng - chủ trị:

 Tác dụng dược lý:

+ Thuốc có tác dụng giải nhiệt hạ áp, hạ đường huyết, hạ cholesterol máu và hưng phấn tử cung.

+ Thuốc hạ áp do tác dụng trực tiếp làm giãn mạch mà có tác dụng hạ áp trung bình.

+ Tác dụng kháng khuẩn: Invitro thuốc có tác dụng ức chế mạnh trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn lị Flexner, tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng và các loại virut đường hô hấp. 

Tác dụng: Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hoả , sinh tân, chỉ khát.

Chủ trị:

+ Trị chứng hư nhiệt,lao nhiệt

+ Trị trẻ em viêm phổi,viêm phế quản

+ Trị bệnh cao huyết áp

+ Bệnh tiểu đường

+ Trị chai chân

7. Kiêng kỵ:

+ Ngoại cảm phong hàn phát sốt cấm dùng. Tỳ Vị hư hàn cấm dùng.


 

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Làm mạnh gân cốt, bổ tinh tủy, sống lâu không già: Dùng Câu kỷ (rễ), Sinh địa hoàng, Cam cúc hoa, mỗi thứ 1 cân đâm nhuyễn, lấy 1 chén nước lớn sắc lấy nước cốt, lấy nước này mà nấu xôi. Xôi chín xới ra để nguội rải đều cho men rượu vào đợi lên men cho chín cất thành rượu để lắng trong ngày uống 3 chén (Địa Cốt Tửu - Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị hư lao, sốt hâm hấp: Rễ Câu kỷ tán bột uống với nước sôi, bệnh nhân mãn tính cố tật lâu ngày không nên dùng (Thiên Kim Phương).

+ Trị nóng nảy bức rức, nóng trong xương và các loại nóng nảy bứt rứt do hư lao, nóng nảy bứt rứt sau khi bệnh nặng: Địa cốt bì 2 lượng, Phòng phong 1 lượng, Cam thảo (chích) 5 chỉ. Mỗi lần dùng 5 chỉ sắc với 5 lát gừng tươi uống (Địa Tiên Tán - Tế Sinh Phương).

+ Trị chứng nhiệt lao người nóng như đốt: Dùng Địa cốt bì 2 lượng, Sài hồ 1 lượng tán bột. Mỗi lần uống 2 chỉ với nước sắc Mạnh môn đông (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị  hư lao đắng miệng khát nước, xương khớp nóng bức rức, hoặc lạnh: Dùng Câu kỷ (rễ) loại vỏ trắng cắt ra 5 thăng. Mạch môn đông 3 thăng, Tiểu mạch 2 thăng, nấu cho đến khi chín nhừ, bỏ bã mỗi lần uống một thăng, khi khát thì uống (Thiên Kim Phương).

+ Trị đau thắt lưng do thận suy: Dùng rễ câu tử, Đỗ trọng, Tỳ giải mỗi thứ 1 cân, ngâm với 3 đấu rượu ngon bịt kín, bỏ trong nồi nấu 1 ngày, khi thích thì uống (Thiên Kim Phương).

+ Trị Nôn ra máu không dứt: Dùng rễ Câu kỷ (vỏ) tán bột sắc uống hàng ngày (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị tiểu ra máu: Địa cốt bì mới rửa sạch, giã nát lấy nước, sắc, mỗi lần uống 1 chén, hoặc bỏ vào một tý rượu uống nóng trước khi ăn (Giản Tiện Phương).

+ Trị bạch đới, mạch chạy: Dùng 1 cân rễ Câu kỷ, Sinh địa hoàng 5 cân, 1 đấu rượu. Sắc còn 5 thăng uống hằng ngày (Thiên Kim Phương). 

+ Dịch sưng đỏ mắt, sưng húp: Dùng Địa cốt bì 3 cân, 3 đấu nước sắc còn 3 thăng, bỏ bã, bỏ vào 1 lượng muối sắc còn 2 thăng đem rửa mắt (Thiên Trúc Kinh Phương).

+ Trị sâu nhức răng: Dùng Rễ câu kỷ loại vỏ trắng sắc với dấm súc ngậm hoặc sắc với nước uống cũng được (Trửu hậu phương).

+ Trị miệng lưỡi lở láy: Dùng Địa cốt bì thang trị bàng quang di nhiệt xuống tiểu trường, ở trên làm cho miệng lở loét, tâm nhiệt vị uất, cơm nước ăn không xuống, dùng Sài hồ, Địa cốt bì mỗi thứ 3 chỉ, sắc uống (Đông viên phương).

+ Trẻ con bị cam ăn ở tai, sau tai là do thận cam: Dùng Địa cốt bì sắc lấy nước rửa, hoặc trộn với dầu Mè xức vào (Cao văn Hổ, Liêu châu nhàn lục phương).

+ “Ứng hiệu tán” còn gọi là “Thác lý tán”. Trị rò, cam sang, lâu năm không dứt: Dùng Địa cốt bì mùa đông tán bột, mỗi lần dùng lấy giấy cuộn lại chấm thuốc bỏ vào lỗ rò hoặc nơi lở nhiều lần thì tự nhiên sinh thịt mới, rồi lại lấy thuốc bột này uống với nước cơm lần 2 chỉ, ngày uống 3 lần (Ngoại khoa tinh nghĩa phương).

+ Trị dương vật sưng loét ngứa đầu, máu mủ cứ chảy nước bẩn ra: Trước hết lấy nước tương rửa sạch, sau đó lấy bột Địa cốt bì có tác dụng sinh cơ giảm đau (Vệ sinh bửu giám phương).

+ Trị chai chân, chai ngón chân đau lở: Dùng Địa cốt bì, Hồng hoa tán bột xức vào, nhiều ngày thì lành (Khuê cát sự nghi phương).