-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Địa Du: (Radix Sanguisorbae)
+ Tên khác: Ngọc xị, Toan giả (Biệt Lục), Tạc Táo (Bản Thảo Cương Mục), Ngọc trác, Ngọc cổ, Qua thái, Vô danh ấn, Đồn du hệ (Hòa Hán Dược Khảo), Địa du thán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cây thuốc: Cây thảo, đa niên mọc hoang ở rừng núi, cao chừng 0,5-1m. Lá có cuống dài, búp lông chim, có từ 3-14 đôi lá chét hình trứng tròn, hoặc hình bầu dục dài, đầu tù. Mép lá có răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa màu hồng tím. Quả có lông hình cầu. Sinh ở trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp. Việt Nam mới di thực cây này về trồng chưa phổ biến lắm.
+ Dược liệu: Rễ hình viên trụ, bên ngoài màu nâu thâm hoặc nĩu tím, cứng rắn, bên trong ít xơ, ít rễ con, màu vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt, là thứ tốt. Thử nhỏ vụn nhiều xơ là thứ xấu.
+ Phân bố: Địa du là loài cây mọc hoang ở nhiều quốc gia trên thế giới, ở nước ta cây mới chỉ được di thực nên việc trồng địa du chưa phổ biến do vậy vị thuốc chế biến từ loài cây này vẫn còn được nhập khẩu nhiều.
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Rễ, thân cây hay toàn cây phơi hay sấy khô của cây Địa du (Sanguisorba officinalis L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
2. Thu hái - sơ chế:
+ Thu hoạch rễ vào mùa xuân hoặc thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, phơi nắng và cắt thành lát mỏng.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Chọn thứ xắt nhỏ như sợi bông là tốt, bỏ đầu cuống rửa qua rượu. Nếu trị chứng đái ra huyết, cầu ra máu. Muốn cầm máu thì dùng đoạn trên, xắt lát sao qua, nửa đoạn dưới thì lại hành huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Chọn loại khô tốt rửa sạch, ủ một đêm cho mềm, xắt lát phơi khô. Dùng chín (sao cháy) hay dùng sống tùy theo phái của thầy thuốc (Trung Dược Học).
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
4. Thành phần: Glucoside Địa du I, II, Sanguisorbin A, B, E, Ursolic acid, arabinose, tannin.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị đắng, chua, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào các kinh can, thận, vị, đại trường.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm máu: Dùng bột Địa du hoặc bột Địa du sao cháy bơm vào bao tử chuột nhắt, thời gian chảy máu của chuột ở 2 lô thí nghiệm đều được rút ngắn là 21,9% và 45,5%, không có khác biệt rõ rệt. Bơm thuốc sinh Địa du và than Địa du vào bao tử thỏ, thời gian đông máu đều rút ngắn 25%.
+ Tác dụng đối với bỏng thực nghiệm: Bột Địa du bôi vết bỏng của thỏ và chó thực nghiệm có kết quả nhất định. Hiệu quả điều trị của chất Tannin không bằng Địa du cho nên có thể nói là tác dụng trị bỏng của Địa du không phải chỉ do Tannin mà còn do các thành phần khác.
+ Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết B, Phế cầu, não cầu, các loại trực khuẩn lao, coli, mủ xanh, thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ, bạch hầu và một số nấm gây bệnh, virút cúm loại Á châu á, có thể do thuốc có chất acid tannic vì nếu dùng cao áp tiệt trùng thuốc thì tác dụng kháng khuẩn giảm. Chất Tannin cũng có tác dụng chống nấm.
+ Tác dụng kháng viêm: Nước hoặc cồn chiết xuất Địa du đều có tác dụng kháng viêm tiêu sưng.
+ Những tác dụng khác: Thuốc có tác dụng hạ áp nhẹ và tạm thời đối với thỏ gây mê. Thuốc có tác dụng tăng cường tiêu hóa chất anbumin rõ rệt. Dịch chích chế từ Địa du tươi nâng cao tác dụng của bạch cầu. Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung loại JTC-26.
+ Độc tính: Cho chuột lớn mỗi ngày uống nước dịch chiết xuất Địa du (1:3) 20ml/kg trong 10 ngaỳ không thấy gì có nhiễm độc, nhưng sau khi cho thuốc ngày thứ 5 và ngày thứ 10 sinh thiết gan kiểm tra thấy tế bào gan tăng sinh và có hiện tượng gan nhiễm mỡ.
Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết, giải độc liễm nhọt.
Chủ trị:
+ Dùng để chữa đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, dong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc. Trong Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét.
7. Kiêng kỵ:
+ Không dùng Địa du cho các trường hợp bỏng diện rộng. Dạng thuốc mỡ của cây này có thể gây nhiễm độc sau khi hấp thu toàn thân.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Ngón tay cái sưng đau: Dùng Địa du sắc lấy nước đặc ngâm chừng nửa ngày là khỏi (Thiên Kim Phương).
+ Trẻ con bị chàm: Lấy Địa du sắc lấy nước rửa ngày 2 lần (Thiên Kim Phương).
+ Nôn ra máu: Dùng Địa du 3 lương, Dấm gạo 1 thăng sắc, bỏ bã, uống nóng 1 chén trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
+ Rong kinh của phụ nữ, xích bạch đới không dứt, làm cho gầy gò da vàng khè: Dùng Địa du 3 lượng, dấm gạo 1 cân, nấu thật sôi, bỏ bã, uống lúc nóng trước khi ăn lần 1 chén (Thánh Huệ Phương).
+ Trị tiêu ra máu lâu năm không dứt: Dùng Địa du, Thử vĩ thảo, mỗi thứ 2 lượng, 2 thăng nước sắc còn 1 thăng uống nếu không hết uống tiếp (Trửu Hậu Phương).
+ Trẻ con kiết lỵ ra máu: Sắc lấy nước đặc như kẹo Mạch nha uống (Trửu Hậu Phương).
+ Rắn độc cắn: Lấy rễ Địa du còn tươi giã lấy nước uống, còn bã đắp nơi cắn (Trửu Hậu Phương).
+ Kiết lỵ ra huyết, gầy ốm: Dùng Địa du 1 cân, 3 thăng nước sắc còn 1 thăng rưỡi bỏ bã, lại sắc tiếp cô lại như kẹo Mạch nha, uống khi đói ngày 3 chén (Hải Thượng Phương).
+ Trị bệnh lâu ngày đi cầu ra máu gây ngứa không dứt: Dùng Địa du 5 chỉ, Thương truật 1 lượng, 2 chén nước sắc còn 1 chén uống lúc đói, ngày 1 lần (Hoạt Pháp CơYếu).
+ Trị tiêu ra máu: Chích Cam thảo 3 lượng, mỗi lần uống 5 chỉ với nước bỏ vào Súc sa-nhân 7 trái sắc còn nửa chén chia 2 lần uống (Tuyên Minh Phương).
+ Trẻ con lở mặt, sưng nóng đỏ đau: Dùng Địa du 8 lượng, 1 đấu nước sắc còn 5 thăng rửa lúc còn ấm (Vệ Sinh Tổng Vi Phương).
+ Trị Kiết lỵ ra huyết: Dùng Địa du dùng với Kim ngân hoa, hai vị bằng nhau, thêm Thược dược, Cam thảo, Chỉ xác, Hoàng liên, Ô mai, nếu nhiệt ở tâm kinh, Kiết lỵ ra toàn máu tươi thì thêm nước mài Tê giác chừng 15 muỗng, uống có hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được: Dùng Địa du 4 lượng làm quân, thêm Kim ngân hoa hơn 1 lạng, vẩy Lăng lý 3 cái sao đất vàng, tán bột, nước và rượu sắc đặc uống nóng lúc đói, dù nặng nhưng chỉ uống 4 lần là tiêu, nếu đã thành mủ, thỉ thì bỏ vẩy Lăng lý đi mà gia Ngưu tất, Mộc qua, Cương tàm, Hoàng bá trị bệnh hột xoài hoặc ngứa ngáy bộ phận sinh dục nữ rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Kiết lỵ do thấp nhiệt: Địa du 3 chỉ, rễ Thuyên thảo 3 chỉ, Hoàng cầm 2 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5, Phục linh 4 chỉ, Sơn chi 2 chỉ. Sắc uống hoặc làm tễ (Địa Du Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị tiêu ra máu: Địa du 5 chỉ, Cam thảo 1 chỉ 5. Sắc uống (Địa Du Cam Thảo Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị rong kinh: Địa du (đốt cháy) 8 chỉ, Hạn liên thảo 1 lượng. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).+ Trị xích bạch đới hạ do thấp nhiệt: Sắc đặc Địa du như Mạch nha, lần uống 1-2 muỗng, ngày 2 lần sáng tối.
+ “Địa du hoàn” gồm: Địa du 4 chỉ, Đương quy 3 chỉ, A giao 3 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5, Kha tử nhục 3 chỉ, Mộc hương 1 chỉ 5, Ô mai 3 chỉ, luyện mật làm viên, lần uống 2 chỉ ngày 2 lần, hoặc sắc uống. Trị đới hạ lâu ngày không dứt, kiết lỵ ra máu.
+ Lương huyết, trị bỏng: Dùng trong trường hợp bị bỏng do nóng. “Hoàng bá địa du tiển” gồm Địa du, Hoàng bá, các vị bằng nhau nấu thành cao. Đắp nơi bỏng.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: