Địa Liền

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Địa Liền: (Pheretima) + Tên khác: Địa liền còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga. + Cây thuốc: Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, có thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, cuối lá hẹp lại thành một cuống dài độ 1-2cm, mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, có hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau, chừng 8 đến 15cm. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8 đến 10 hoa...

1. Địa Liền: (Pheretima)

+ Tên khác: Địa liền còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga.

+ Cây thuốc: Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, có thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, cuối lá hẹp lại thành một cuống dài độ 1-2cm, mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, có hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau, chừng 8 đến 15cm. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8 đến 10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa. Cây quanh năm xanh tốt. Mùa hoa tháng 8 tháng 9.

+ Dược liệu: Vị thuốc Địa liền là thân rễ có phiến dày 2 - 5 mm, đường kính 0,6 cm trở lên, hơi cong lên. Mặt cắt màu trắng ngà, có khi hơi ngà vàng. Xung quanh là vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu tro nhạt, nhăn nheo, có khi còn sót lại rễ con hoặc vết tích rễ con. Thể chất giòn dễ bẻ, có bột. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay.

+ Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong cả nước. Cây còn mọc ở Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài loan), Malaixia, Ấn Độ.

+ Xuất xứ: Việt Nam.

+ Bộ phận dùng: Rễ, củ.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên hai năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi đem phơi khô. Tuyệt đối không sấy than củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.

3. Bảo quản:

+  Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dầu điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.

4. Thành phần:

+ Trong địa liền có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Tính ôn, vị cay the.

Quy kinh: 

+ Trong địa liền có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng:

+ Âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Người ta đã nghiên cứu về tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm của Địa liền.

    Chủ trị:

    + Điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính.

    + Điều trị viêm ruột cấp.

    + Giúp tăng cường tiêu hóa.

    + Điều trị đau nhức xương khớp, thần kinh tọa.

    + Điều trị cảm sốt, nhức đầu.

    7. Kiêng kỵ:

    + Người âm hư, thiếu máu, hoặc vị có hoả uất không dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Cảm sốt nhức đầu: Thân rễ Địa liền 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tán bột làm viên uống. Ta thường sản xuất viên Bạch địa căn này (gồm Địa liền 0,03g, Bạch chỉ 0,10g, Cát căn 0,12g) dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm; còn có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm.

    + Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém: Địa liền 4-8g, sắc uống hoặc tán bột uống.

    + Chữa ho gà, Địa liền: 300g, lá chanh 300g, vỏ rễ dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.