-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Hải Tảo: ( Sargassum )
+ Tên khác: Rong biển, Tảo biển, Rau mã vĩ, Rau ngoai, Rong mơ, Tương, Lạc thủ, Hải la, Ô thái, Hải đới hoa.
+ Cây thuốc: Hải tảo là loại rong mọc thành bụi lớn, cao 40-60cm, hoặc hơn, màu nâu vàng hay nâu ôliu. Thân chính dạng trục tròn, dài 0,7-1,2m, có nhiều mấu lỗi nhỏ. Nhánh chính trụ dẹp, các nhánh thứ cấp trụ tròn, dài 5-6cm, mọc theo kiểu lông chim không theo quy luật về hai phía của nhánh chính, trên đó mọc ra nhiều chùm nhánh bên nhỏ, ngắn. Lá hình bầu dục dài hay dạng kim lớn, số lượng nhiều, đặc biệt là phần ở gốc; thường chia nhánh, dài 3,5-6,5cm, rộng 3-8mm; mép nhẵn hay có răng cưa, đôi khi có răng cưa kép, có ổ lông, có gân giữa. Túi khí hình cầu hay hình bầu dục tròn, đường kính 2-3mm, có cuống hình trục, dài 3-8mm, thỏi sinh sản hình trục tròn ngắn, thô, chia nhánh hay không, mọc xen kẽ nhau; thỏi đực dài và nhỏ hơn.
+ Dược liệu:
+ Phân bố: Rong biển mọc hoang khắp bờ biển nước ta, thường bám vào những dãy đá ngầm ven biển, nhiều nhất là ở vùng biển Vĩnh linh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh hóa, Nam Hà, Thái Bình, Quảng ninh.
+ Xuất xứ: Trung Quốc
+ Bộ phận dùng: Cả cây.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Đến mùa hè thu hái rong biển đem về bỏ tạp chất, rửa sạch phơi cho héo cắt nhỏ phơi khô làm thuốc.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, bỏ hết tạp chất, thái nhỏ phơi khô dùng.
+ Theo Trung y:
- Trộn với đậu đen, đồ lên một lúc, phơi khô dùng.
- Nay chỉ rửa cho hết vị mặn, sấy khô dùng.
Bảo quản:
+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
4. Thành phần:
+ Hải tảo chứa Alginic acid, manitol, kali, i-od, laminine, sargassan.
+ Theo sách Đỗ tất Lợi trong Hải tảo có từ 10-15% muối vô cơ (trong đó có rất nhiều i-od 0,3 - 0,8% asen, kali); 1 - 2% lipid; 4 - 5% protid và nhiều algin hay alginic acid.
+ Theo sách Trung dược học thành phần có i-od (Dương thê thái 0,03%, Hải khao tử 0,017%), acid Hải tảo, Hải giao tố (gelatine), manitol, amino acid, sắt, Kali.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
Đắng, mặn, lạnh (Trung dược đại từ điển).
Mặn, lạnh (Trung dược học).
Vị đắng, lạnh (Bản kinh).
Vị mặn, không độc (Biệt lục).
Mặn, có độc nhỏ (Dược tính luận).
Vào kinh Phế, Tỳ, Thận (Trung dược đại từ điển).
Vào Can, Thận kinh (Trung dược học).
Vào Tỳ (Bản thảo tân biên).
Vào Thận (Bản thảo cầu chân).
Vào 2 kinh Phế, Vị (Bản thảo tái tân).
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có nhiều iod nên có tác dụng điều trị đối với bướu cổ do thiếu iod. Đồng thời cũng có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng đối với chứng cường giáp nhưng không bền.
+ Alginic acid và calci trong Hải tảo có tác dụng cầm máu khi chấn thương.
+ Thuốc cho chuột cống được nuôi với chế độ cao cholesterol uống, nhận thấy cholesterol trong huyết thanh và trong tạng phủ đều hạ. Một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng hạ nhẹ cholesterol huyết thanh của chuột có dùng kèm alginic acid nhưng không phải là do tăng chế độ ăn cao cholesterol.
+ Nước chiết xuất Hải tảo do tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Algenic acid không có tác dụng này.
+ Tác dụng hạ áp: thuốc cho chó và thỏ gây mê uống với liều 0,75g/kg có tác dụng hạ áp + Thuốc nước chiết xuất có tác dụng hạ áp tốt hơn chiết xuất cồn.
+ Thí nghiệm trên thỏ cho thấy Cam thảo không có tác dụng đối kháng với Hải tảo khi hai loại thuốc cùng dùng chung (Trong số 18 phản mà sách Thần nông bản thảo đề xuất có nói đến Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo).
Tác dụng:
+ Nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt.
+ Giúp mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ.
+ Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp như cường giáp, suy giáp và ung thư tuyến giáp.
+ Giúp làm mềm các khối u tuyến giáp, giảm viêm, giảm sưng, đau ở các khối u tuyến giáp, ngăn chặn các chất độc có thể gây ra tình trạng nhiễm độc giáp.
Chủ trị:
+ Trị bướu cổ, tràng nhạc, thủy thũng (phù thũng).
7. Kiêng kỵ:
+ Tỳ Vị hư hàn, có thấp trệ không nên dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: