Hậu Phác

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Hậu Phác: (Cortex Magnoliae Officinalis) + Tên khác: Xích phác, Hậu bì (Biệt Lục), Liệt phác (Nhật Hoa), Trùng bì (Quảng Nhã), Đạm bá (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên hậu phác, Chế quyển phác, Tử du phác, Chế xuyên phác, Chế tiểu phác, Dã phác, Tiểu xuyên phác, Ngoa đồng phác, Thần phác, Xuyên phác ty, Tiền sơn phác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Cây thuốc: Hậu phác là cây to cao 8-10m, tới 20m, cành hình trụ , màu nâu đen. Lá to, thơm, mọc đối hoặc so le, phiến tròn dài, chóp lá tù hay hơi nhọn, mặt dưới lá hơi mốc mốc, ba gân gốc chạy dọc đến gần...

1. Hậu Phác: (Cortex Magnoliae Officinalis)

+ Tên khác: Xích phác, Hậu bì (Biệt Lục), Liệt phác (Nhật Hoa), Trùng bì (Quảng Nhã), Đạm bá (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên hậu phác, Chế quyển phác, Tử du phác, Chế xuyên phác, Chế tiểu phác, Dã phác, Tiểu xuyên phác, Ngoa đồng phác, Thần phác, Xuyên phác ty, Tiền sơn phác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Cây thuốc: Hậu phác là cây to cao 8-10m, tới 20m, cành hình trụ , màu nâu đen. Lá to, thơm, mọc đối hoặc so le, phiến tròn dài, chóp lá tù hay hơi nhọn, mặt dưới lá hơi mốc mốc, ba gân gốc chạy dọc đến gần chóp lá. Hoa trắng thơm mọc thành chuỳ ở nách lá và đầu các cành, gồm 12-14 tán. Quả mọng hình bầu dục dài 12-13mm, trên một chén do bao hoa còn lại.

+ Dược liệu: Vị thuốc Hậu phác là phần vỏ thân vỏ khô cuộn thành ống đơn hoặc ống kép, dài từ 30 - 35 cm, dày 0,2 - 0,7 cm, thường gọi là "đồng phác" (ống hậu phác). Đầu vỏ khô gần phần rễ loe ra như loa kèn, dài từ 13 - 25 cm, dày 0,3 - 0,8 cm, thường gọi là "hoa đồng phác". Mặt ngoài màu nâu xám, thô, đôi khi dạng vẩy dễ bóc ra, có lỗ bì hình bầu dục và có vân nhăn dọc rõ. Cạo bỏ vỏ thô hiện ra màu nâu vàng; mặt trong màu nâu tía hoặc nâu tía thẫm, tương đối trơn, có sọc dọc nhỏ, cạo ra có vết dầu rõ. Chất cứng khó bẻ gãy. Mặt gẫy sần sùi, lấm tấm hạt, tầng ngoài màu nâu xám, tầng trong màu nâu tía hoặc nâu, có chất dầu, đôi khi có đốm sáng nhỏ. Mùi thơm, vị cay hơi đắng.

+ Phân bố: Mọc nơi ẩm thấp, đất tốt ở sườn núi. Có nhiều ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy, Triết Giang, Vân Nam (Trung Ouốc). Cây này chưa thấy phát hiện ở Việt Nam.

+ Xuất Xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Vỏ rễ và vỏ thân đã phơi khô.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hái vỏ cây trên 20 năm vào tiết Lập thu tới Hạ chí, để cho nó ra mồ hôi rồi phơi trong râm cho khô, cuộn thành ống hoặc cán cho thẳng. Hoặc sau khi bóc vỏ, phơi nơi mát cho khô, nhúng vào nước sôi, rồi lấy ra chất thành đống cho nước chảy hết, phơi khô, rồi lại hấp để cho vỏ mềm, cuộn thành ống, phơi nơi mát cho khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Rửa sạch nhanh, cạo bỏ vỏ thô, xắt lát mỏng 2 - 3 ly, tẩm nước sữa tô (cứ 1 cân Hậu phác thì sao với 120g sữa tô), sao chín để dùng trong hoàn tán. Nếu dùng trong thuốc thang để uống thì dùng nước cốt gừng (cứ 1 cân Hậu phác thì sao với 8 lượng nước gừng) cho khô (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Cạo bỏ vỏ thô, rửa qua, lấy 2 vị Gừng sống, Tô diệp trộn vào, nấu chín rồi bỏ Gừng và Tô diệp đi, cắt phiến,  phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo, vì dễ mốc. Tránh nóng vì dễ mất tinh dầu thơm.

4. Thành phần:

+ Magnolol, Honokiol, Obovatol, 6’-O-Methylhonokiol, Magnaldehyde B, C, Randainal, Dipiperityl Magnonol, Piperitylhonokiol, Bornymagnolol, Randiol, Magnatriol B (Yahara S và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (8) : 2024).

+ Magnocurarine, Salici Foline (Thôi Kiến Phương, Dược Học Học Báo 1988, 23 (5) : 383).

+ b -Eudesmol 17,4%, Cadinol 14,6%, Guaiol 8,7%, Cymene 7,8%, 1,4-Cineol 5,6%, Caryophellen 5%, Linalool 4,6%, a -Terpineol 4,5%, Globulol 3,1%, a -Humulene 3,9%, 4-Terpineol 3,4% (Q L Pu và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (1) : 129).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).

+ Vị cay, ôn, tính đại nhiệt (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vị rất nóng, không độc (Biệt Lục).

+ Vị đắng, cay, tính ấm (Trung Dược Học).

+ Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy kinh:

+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào 3 kinh Tỳ Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Chất Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch (Trung Dược Học).

+  Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc cũng có tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản (Trung Dược Học).

+  Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp (Trung Dược Học).

+  Nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng: trên thực nghiệm in vitro, thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, tnực khuẩn lỵ ( Shigella sonnei ) và những nấm gây bệnh thường gặp (Trung Dược Học).
 

+ Giảm đầy hơi lúc châm tê cắt tử cung: Tác gỉa cho 36 bệnh nhân uống bột Hậu phác trước phẫu thuật, kết qủa lúc rạch phúc mạc, đại trường không phình, một số ít hơi đầy, dùng tay đẩy nhẹ là được. So với 163 ca không cho uống Hậu phác tốt hơn rất rõ, ( Báo Cáo Của Bệnh Viện Phụ Sản Trực Thuộc Học Viện Y Học Thượng Hải số I, Tạp Chí Tân Y).

Tác dụng:

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tả lỵ, đau dạ dày, viêm đại tràng mãn. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày. Nước sắc rễ dùng sau khi sinh đẻ và khi lên cơn sốt. Dịch lá dùng như thuốc đắp trị thấp khớp. Lá cũng dùng làm bột chế hương thấp.

    Chủ trị:

    + Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tả lỵ, đau dạ dày, viêm đại tràng mãn. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày. Nước sắc rễ dùng sau khi sinh đẻ và khi lên cơn sốt. Dịch lá dùng như thuốc đắp trị thấp khớp. Lá cũng dùng làm bột chế hương thấp.

    7. Kiêng kỵ:

    + Tỳ Vi hư nhược, chân nguyên bất túc: cấm dùng. Phụ nữ có thai uống vào tổn thương nhiều tới thai khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

    + Ghét Trạch tả, Tiêu thạch, Hàn thủy thạch (Bản Thảo Kinh Sơ).

    + Kỵ đậu, ăn đậu vào thì khí động (Dược Tính Luận).

    + Can Khương làm sứ cho Hậu phác (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa sốt rét cơn lâu ngày do khí độc của rừng núi, bụng đầy, ăn không tiêu, dày da bụng, báng lách hay viêm gan mạn tính, đau lâm râm ở vùng gan, gan to, mặt bụng chân tay hơi phù: Hậu phác nam, Trần bì, Bán hạ chế, Ngải máu, Nghệ đen, Chỉ xác, Củ rễ quạt, Hạt cau, Vỏ dụt mỗi vị 12g, Thảo quả 6g, sắc uống. Trường hợp bệnh hoãn thì tán bột, uống mỗi lần 10g, ngày uống 2-3 lần.  
    + Chữa đau bụng, bí đầy, đại tiện táo kết: Hậu phác nam, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, đều 12g, sắc uống.
    + Bột tiêu thực dùng chữa ăn chậm tiêu, no hơi, sình bụng, ăn ít, ăn không tiêu: Củ Sả 100g, Thuỷ xương bổ 100g, Hậu phác 100g, Cỏ gấu (sao) 100g, vỏ Quýt 100g, Gừng khô 50g, Quế khâu 50g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê; ngày 2-3 lần sau bữa ăn và tối khi đi ngủ.