-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Hoài Sơn: (Tuber Dioscorea persimilis )
+ Tên khác: Sơn dược, Khoai mài, Củ mài, Chính hoài, Hoài sơn, Sơn dược, Thự dự.
+ Cây thuốc: Là cây dây leo, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng m, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.
+ Dược liệu: Rễ củ phình to ,có nhiều hình dạng thường là hình trụ thẳng hay cong dài từ 5cm trở lên, có thể dài tới 1m. Đường kính từ 1cm đến 3cm có thể tới 10cm. Vỏ ngoài màu nâu, nhìn như có lông, gai . Bên trong là bột màu trắng ngà, chất chắc, không có sơ.
+ Phân bố: Cây mọc ở nhiều nước châu Á, ở trung quốc có nhiều ở Hà nam, Thiểm Tây, sơn đông, Sơn tây...Ở Việt Nam cây Mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chế hoài sơn vì nếu chỉ trông vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.
+ Xuất xứ: Hà Nam, Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô.
2. Thu hái - sơ chế: Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ hỏng. Việc chế biến gồm có 3 giai đoạn:
- Sấy diêm sinh lần thứ nhất: Sau khi gọt vỏ đem xông diêm sinh (110kg củ mài phải dùng 2kg diêm sinh). Trong lò sấy xếp củ mài thành hình cũi lợn để cho các củ đều hưởng được hơi diêm sinh. Sau khi sấy 2 ngày 2 đêm, cần ủ lại một đêm, rồi phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Đem ngâm nước lã 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch và phơi nắng cho khô.
- Sấy diêm sinh lần thứ hai: Lại xếp hoài sơn vào lò như lần trước rồi đốt diêm sinh trong 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài phải dùng 1kg diêm sinh). Khi nào củ mài mềm như chuối là được. Nếu chưa mềm cần sấy diêm sinh lại. Sấy xong ủ trong vại, đậy vại bằng bao tải có nhúng nước. Đợi một ngày 1 đêm, đem ra sửa chữa củ mài cho đều đặn rồì đặt lên ván mà lăn. Lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho hơi khô, sửa lại lần nữa cho miếng củ mài thật đẹp rổi lại lăn lần nữa cho nhẵn bóng và phơi thật khô. Nhúng nhanh vào nuớc lấy ra dùng giấy ráp đánh cho bóng.
- Sấy diêm sinh lần thứ ba: Trước khi đóng hòm lại sấy diêm sinh lần nữa. Cứ 100kg củ mài lần này chỉ dùng 200g diêm sinh. Sấy trong 1 ngày 1 đêm. Khi đóng hòm cần phải phân loại ra nhiều hạng. Hạng nhất: 4 khúc hoài sơn nặng 0,500kg. Hạng hai phải 6 khúc. Hạng ba tám khúc, hạng bốn 10 khúc, hạng năm 12 khúc và hạng sáu 14 khúc nặng nửa kilôgam.
Bảo quản: Để nơi khô ráo , mát mẻ ,tránh sâu mốc mọt.
4. Thành phần:
+ Ngoài tinh bột ra trong hoài sơn các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lấy ra chất muxin là một loại protit nhớt, allantoin, axit amin, acginin và cholin. Ngoài ra còn có mantaza là mem tiêu hóa mantoza. về mặt thực phẩm, trong củ mài có chừng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protit. Gần đây người ta có tìm thấy trong một số giống Dioscorea chất saponin có nhân sterol.
5. Tính vị- quy kinh:
Tính vị: Vị ngọt, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Thái âm tỳ, Thái âm phế và Thiếu âm thận.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Chất muxin hòa tan trong nước; trong điều kiện axit loãng và nhiệt độ phân giải thành chất protit và hydrat cacbon. Có tính chất bổ.
+ Ở nhiệt độ 45-55°C khả năng thủy phân chất đường của men trong hoài sơn rất cao, trong axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần trọng lượng đường.
Tác dụng: Ích khí, bổ tỳ âm, vị âm, phế âm, thận âm, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh.
Chủ trị:
+ Dùng sống: trị bạch đái, thận kém, tiêu chảy do thấp hàn.
+ Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu. Trị lở, ung nhọt, thổ huyết.
7. Kiêng kị: Những người có thực tà thấp nhiệt thì không dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi: Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.
+ Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực.
+ Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưng dưới: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.
+ Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử.
+ Ðái tháo đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.
+ Mộng tinh do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.
+ Hay đi tiểu do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.
+ Ho mạn tính do phế suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: