-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1.Hoàng Đằng: (Caulis et Radix Fibraureae).
+ Tên khác: Dây vàng giang, Nam hoàng liên, Thích hoàng liên.
+ Cây thuốc: Hoàng đằng là dây leo to có rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, dài 9-20cm, rộng 4-10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu. Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chuỳ dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30-40cm. Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng. Mùa hoa tháng 5-7.
+ Dược liệu: Vị thuốc Hoàng đằng là những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10 - 30 cm, đường kính 1 - 3 cm, có khi tới 10 cm. Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: phần vỏ hẹp, phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa bánh xe, phần ruột ở giữa tròn và hẹp; thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng.
+ Phân bố: Cây của vùng Đông Dương và Malaixia, mọc hoang ở ven rừng, nơi ẩm mát. Gặp nhiều từ Nghệ An vào tới các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ
+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.
+ Bộ phận dùng: Thân già, rễ phơi khô của cây Hoàng đằng.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Mùa thu hoạch gần quanh năm. Có thể thu hoạch cả cây, cắt thành từng đoạn thân hoặc có thể chỉ lấy rễ thôi. Nhưng thường dùng cả thân và rễ cắt thành từng đoạn ngắn 15-20cm, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế: Không cần bào chế gì thêm.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.
4. Thành phần:
+ Trong hoàng đằng chủ yếu là panmatin với tỷ lệ 1-3%. Ngoài ra còn có một ít jatrorrhizin, columbamin.
+ Theo Irokawa và cộng sự (Phytochemistry, 28, 4, 905-908, 1986) còn phát hiện 3 diterpenglycosit là tenophylloloside 3, fibleucinoside 4 và fibleucinoside 5. Trước đó một số tác giả đã phát hiện 2 diterpen khác nhau là fibleucine 1 và 2.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh tâm, đại trường, can, vị.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Những nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra rằng palmatin chiết xuất từ hoàng đằng có khá nhiều tác dụng dược lý quan trọng:
- Tác dụng kháng khuẩn: palmatin có khả năng ức chế vi khuẩn đường ruột nhưng tác dụng yếu hơn các loại kháng sinh thông dụng hiện nay.
- Ngoài ra palmatin cũng có khả năng chống nấm, đặc biệt nấm gây viêm nhiễm âm đạo
- Tác dụng lên tim mạch: giúp hạ huyết áp cho người huyết áp cao, chống rối loạn nhịp tim.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.
Chủ trị:
+ Làm giảm viêm, chữa viêm ruột, viêm bàng quang, viêm gan, đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng, kiết lỵ, hồi hộp, mất ngủ. Làm nguyên liệu chiết palmati.
7. Kiêng kỵ:
+ Tỳ Vị hư hàn, huyết lạnh không dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: