hoa-t-tha-ch

Hoạt Thạch

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Hoạt Thạch: (Talcum) + Tên khác: Dịch thạch, Phiên thạch, Thoát thạch, Lãnh thạch (Biệt lục), Quế lâm hoạt thạch, Quế phủ hoạt thạch (Bản Thảo Cương Mục), Tân tạch (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Cửu lãnh, Bạch hoạt, Thạch dịch, Thạch lăng, Lợikhiếu, Cộng thạch, Hoạt thạch, Ban thạch, Hoạt thạch, Bạch ngọc phấn, Bạch trọng ninh, Lập chế thạch, Lôi hà đốc tử (Hoà Hán Dược Khảo), Ô hoạt thạch (Lôi Công Bào Chích Luận), Nguyên hoạt-thạch, Phi hoạt -thạch, Khối hoạt-thạch, Hoạt thạch phấn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Dược liệu: Hoạt thạch là khoáng sản thiên nhiên khai thác...

1. Hoạt Thạch: (Talcum)

+ Tên khác: Dịch thạch, Phiên thạch, Thoát thạch, Lãnh thạch (Biệt lục), Quế lâm hoạt thạch, Quế phủ hoạt thạch (Bản Thảo Cương Mục), Tân tạch (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Cửu lãnh, Bạch hoạt, Thạch dịch, Thạch lăng, Lợikhiếu, Cộng thạch, Hoạt thạch, Ban thạch, Hoạt thạch, Bạch ngọc phấn, Bạch trọng ninh, Lập chế thạch, Lôi hà đốc tử (Hoà Hán Dược Khảo), Ô hoạt thạch (Lôi Công Bào Chích Luận), Nguyên hoạt-thạch, Phi hoạt -thạch, Khối hoạt-thạch, Hoạt thạch phấn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Dược liệu: Hoạt thạch là khoáng sản thiên nhiên khai thác từ mỏ, rửa sạch, loại bỏ đất cát và tạp chất là được. Chất mịn, sờ trơn láng để nguyên thành những hòn không đồng đều, màu trắng thứ không tinh khiết thì màu xám tro, màu lục hoặc màu vàng, hơi trong nhẹ, dễ vỡ, không tan trong nước, khó bị acid phá hủy, có trong phấn xoa rôm, phấn bôi mặt, xà phòng đánh răng và bao viên thuốc.

+ Phân bố:  Có nhiều ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Giang Tây, Sơn Đông.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

2. Thu hái - sơ chế: Loại bỏ đá tạp, rửa sạch, nghiền thành bột mịn hoặc dùng phương pháp thủy phi làm ra bột mịn, phơi khô ở nơi mát.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+  Khi dùng cần dùng Bạch hoạt thạch là loại trắng tinh làm thanh bột, cùng nấu với Mẫu đơn bì 1 giờ, xong bỏ Mẫu đơn bì đi mà chỉ lấy Hoạt thạch, lấy nước lọc sạch phơi khô (Lôi Hiệu).

+ Thường nghiền thành bột, dùng sống hoặc ngâm nước, nghiền nhỏ rồi thủy phi.

Bảo quản: Cất vào lọ kín, tránh ẩm.

4. Thành phần:

+ Thành phần chủ yếu của hoạt thạch là Magiê silicat: Mg(Si4O10)(OH)2 hoặc 3MgO,4SiO2H2O. Tỷ lệ MgO trong đó là 31,7%,SiO2 là 63,5%, H2O là 4,8%. Ngoài ra còn có tạp chất Fe, Na, K,Ca, Al..

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt, Tính lạnh.

Quy kinh: 

+ Trung dược đại từ điển: Vào kinh Vị, Bàng quang

+ Trung dược học: Vào Kinh Bàng quang, Phế, Vị.

+ Thang dịch bản thảo: Vào kinh Túc thái dương.

+ Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Vị, Bàng quang.

+ Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc dương minh, Thù thiếu âm, Thái dương, Dương minh.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng bảo hộ da và niêm mạc:

Hoạt thạch phấn do bởi hạt nhỏ, tổng diện tích lớn, có thể hút lượng lớn chất kích thích hóa học hoặc chất độc, vì thế lúc rải rác phân bố mặt ngoài tổ chức phát viêm hoặc tổn thương, có tác dụng bảo hộ; Lúc uống trong ngoài bảo hộ niêm mạc ruột bao tử phát viêm mà còn phát huy trấn ói, cầm tiêu chảy ra, còn có thể ngăn ngừa hấp thu chất độc trong đường ruột bao tử.

+ Hoạt thạch cũng không phải là hoàn toàn vô hại, trong bụng, trực tràng, âm đạo v.v… có thể gây u hạt (granuloma).

+ Tác dụng kháng khuẩn: Dùng phép bàn đo cho môi trường nuôi cấy hàm chứa Hoạt thạch 10%, có tác dụng ức chế trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn phó thương hàn A; Dùng phương pháp phiến giấy thì chỉ tác dụng ức chế khuẩn độ nhẹ đồi với khuẩn cầu viêm màng não .

Tác dụng:

+ Hành thủy lợi niệu;

+ Thanh nhiệt và thanh nhiệt giải thử.

    Chủ trị:

    + Phiền khát do thử nhiệt, tiêu chảy.

    + Tiểu không thông.

    + Đái lắt rắt đau thắt, sỏi thận hoặc bàng quang.

    + Lở loét ngoài da.

    7. Kiêng kỵ: Tỳ khí hư nhược, tinh hoạt và bệnh nhiệt tổn thương tân dịch, cần thận trọng hoặc không dùng 

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Viêm đường tiết niệu: Biểu hiện đái buốt, muốn đi tiểu, đái rắt, căng tức bụng dưới và sốt. Hoạt thạch được dùng cùng với Mộc thông, Xa tiền tử, Biển xúc và Chi tử trong bài Bát chính tán.

    + Chứng thấp nhiệt mùa hè: biểu hiện khát nước, cảm giác tức nặn bứt rứt trong ngực, buồn nôn và ỉa chảy. Hoạt thạch được dùng với cam thảo trong bài Lục nhất tán.

    + Nhọt, chàm, ra mồ hôi trộm (đạo hãn) và bệnh da: Hoạt thạch phối hợp với Thạch cao và Lô cam thạch dùng ngoài, chứa rôm sẩy, mẩn ngứa.

    + Trị ỉa chẩy cấp (thấp nhiệt) đầu đau, khát, nước tiểu đỏ, ho đờm, nôn mửa, tiêu chảy: Bài thuốc: Cát căn hoạt thạch thang (Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y. Nguyễn Phu).

    Vị thuốc: Bạc hà 12g, Bán hạ (chế) 6g, Cam thảo 4g, Cát căn 20g, Hoạt thạch 10g, Hương phụ 10g, Phèn phi 2g, Tía tô 10g, Trần bì 6g. Sắc uống. 

    + Trị chứng thấp chẩn, chàm lở, mụn nhọt, rôm sảy: "Lục nhất tán": trong uống ngoài thoa. Bột Hoạt thạch 10g, Bạc hà, Bạch chỉ đều 4g tán bột mịn trộn đều bao vải xoa ngoài. Trị rôm sảy mùa hè.

    + Trị sỏi mật: Bài thuốc có: Bột Hoạt thạch 20g, bột Hỏa tiêu 10g, bột Uất kim 6g, bột Bạch phàn 4,5g, bọt Cam thảo 3g trộn đều. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần liên tục trong 2 tuần đến khi hết triệu chứng. 

    Hạnh Nhân Hoạt Thạch Thang (Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Tác dụng: Tuyên sướng khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt ở tam tiêu. Trị chứng ngực đầy tức, hơi thở ngắn, mình nóng, nôn mửa, phiền khát, tiêu chảy. 

    Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang (Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Thanh hỏa thấp nhiệt, trị chứng khát, cơ thể đau. 

    Bách Hợp Hoạt Thạch Tán (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng. Trương Trọng Cảnh) Tư dưỡng phế âm, thanh nhiệt, lợi niệu. Trị bệnh bách hợp, phát sốt, miệng đắng, hơi khát, tâm phiền, lo sợ, tiểu ít, nước tiểu đỏ, mạch hơi Sác 

    Hoạt Thạch Đại Giả Thang (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng. Trương Trọng Cảnh) Thanh nhuận tâm phế, lợi thấp, trừ nhiệt. Trị bệnh bách hợp mà sau khi hạ gây ra âm hư, khí nghịch, thần chí hoảng hốt, kinh sợ bất an, miệng khô, khát, có khi bị nôn mửa, miệng đắng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, mạch hơi Sác. 

    Hoạt Thạch Hương Nhu Thang (Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Thấm thấp, lợi thấp, phương hương khai khiếu. Trị thử thấp phục ở bên trong, khí cơ của tam tiêu bị trở trệ, khát mà không muốn uống nhiều, tiểu không thông, rêu lưỡi vàng khô.