-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1.Hương Phụ: (Rhizoma Cyperi).
+ Tên khác: Cỏ cú, Củ gấu, Cỏ cú.
+ Cây thuốc: Hương phụ là một loại cỏ gấu sống lâu năm, cao 20- 60cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ờ vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hải hương phụ (hương phụ vùng biển). Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lây thân cây. Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám.
+ Dược liệu: Thân rễ hình thoi, thể chất chắc; dài 1 - 3 cm (Hương phụ vườn), 1 - 5 cm (Hương phụ biển); đường kính 0,4 - 1 cm (Hương phụ vườn), 0,5 - 1,5 cm (Hương phụ biển). Mặt ngoài màu xám đen (Hương phụ vườn), màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ biển); có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 - 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen (Hương phụ vườn), mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ vườn) và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng. Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa màu xám đen (Hương phụ vườn); phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm (Hương phụ biển). Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.
+ Bộ phận dùng: Củ, rễ của cây Hương phụ.
+ Phân bố: Cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônêxia.
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
2. Thu hái - sơ chế: Thường hay đào về mùa xuân, nhưng đào về mùa thu củ chắc và tốt hơn.Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Mục đích: Làm vị thuốc thơm ngon hơn, tăng tính ấm, giảm vị đắng, tăng tính dương cho vị thuốc
- Tăng tác dụng vốn có của vị thuốc; mở rộng chỉ định thuốc.
- Tạo ra số vị thuốc mới có thể dùng riêng rẽ hoặc dạng phối hợp.
Phần 1 tẩm với 200 ml Dấm (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam dùng 10 % so với dược liệu);
Phần 2 tẩm với 200 ml Đồng tiện (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam dùng lượng vừa đủ);
Phần 3 tẩm với 200 ml dung dịch Muối 15% ( Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam dùng dung dịch 5 - 20-% so với dược liệu) ;
Phần còn lại tẩm với 200 ml Rượu 40° (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam dùng 10% so với dược liệu).
Có thể thay nước Đồng tiện bằng nước Gừng để làm tứ chế. Tuy nhiên phần tẩm Dấm và Đồng tiện là quan trọng nhất không thể thiếu.
Mỗi phần sau khi tẩm để một đêm, sáng hôm sau giã dập, sao khô đến khi thấy mùi thơm là được. Riêng phần tẩm rượu thì sao khô giã dập trước mới tẩm rượu, để riêng từng phần cho vào lọ kín. Khi dùng tuỳ theo từng trường hợp mà cho lẫn vào nhau.
+ Hương phụ trích Dấm, mật ong theo tỷ lệ 10:2:2
Hương phụ tẩm Dấm, ủ cho ngấm hết, sao khô hoặc hơi sém cạnh. Thêm Mật ong vào, trộn đều sao tới khô.
+ Hương phụ trích Sinh khương, Muối ăn, Dấm, rượu tỷ lệ 1000:100:3:100:100;
Trộn hỗn dịch phụ liệu vào Hương phụ để ủ một đêm. Sao to lửa tới khô hoặc phơi khô hoặc chưng 2 giờ liền, để nguội. Phơi khô.
+ Hương phụ nấu Dấm, rượu, muối tỷ lệ 10:4:4:0,2
Nấu chung trong 10 giờ, ủ 12 giờ. Phơi khô và cho vào bao tải, đập sảy lông, sàng sẩy sạch.
Bảo quản: Không nên bào chế nhiều, chỉ nên làm đủ dùng trong vòng 15 - 20 ngày. Đậy kín.
4. Thành phần:
+ Hoạt chất của hương phụ hiện chưa rõ. Chỉ mới biết trong hương phụ có từ 0,3 đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đậc biệt của hương phụ. Thành phần tình dầu gồm 32% cyperen C^H^, 49% rượu cyperola. Ngoài ra còn có các axit béo, phenol. Trong tinh dầu hương phụ Ẳn Độ còn chứa cyperon. Ngoài ra trong hương phụ còn chứa rất nhiều tinh bột. Do nguồn gốc hương phụ khác nhau, thành phần tinh dầu của hương phụ cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong tinh dầu hương phụ Trung quốc có thành phần chủ yếu là cyperen (độ sôi 104nC/5mm thủy ngân) và izocyperotundone, còn trong tinh dầu hương phụ Nhật bản có thành phẩn chủ yếu là cyperol, cyperenol (độ chảy 94°C) chiếm 49%, cyperen 32% và Ct-cyperon (độ sôi 177°c/20mm thủy ngân), cyperotundon và cyperolon (độ chày 41- 42°C).
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh can, tam tiêu.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Đã được nghiên cứu Theo Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (1935, Trung Hoa y học tạp chí tập 1, kỳ 2: 148-156) đã dùng vị hương phụ nguổn gốc ở tỉnh Quảng Đông, nhưng bán ở Nam Kinh chế thành cao lỏng 5%, tiến hành thí nghiệm 102 lần trên tử cung cô lập của thỏ, mèo, chó và chuột bạch đã chứng minh hương phụ có khả năng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung dù con vật có thai hay không có thai đểu như nhau, gần như có tác dụng trực tiếp làm cho cơ tử cung dịu lại. So sánh tác dụng của cao lỏng hương phụ và cao lỏng đương quy (một vị thuốc bắc hiện nay còn phải nhập có tác dụng chữa bệnh phụ khoa) thì tác dụng giống nhau, nhưng tác dụng của đương quy mạnh hơn. Năm 1959, một số tác giả ở Quí Dương y học viện (Trung Quốc) báo cáo nghiên cứu và chứng minh tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng.
+ Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, gần như Đương qui tố nhưng yếu hơn. Tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ. Vì thế mà Hương phụ thường dùng làm thuốc điều kinh.
+ Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.
+ Thuốc có tác dụng cường tim và hạ áp. Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng.
+ Tinh dầu Hương phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lî Sonner. Chất chiết xuất thuốc có tác dụng đối với một số nấm.
Tác dụng: Hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau.
Chủ trị: Trị kinh nguyệt không đều, chữa các chứng trong thai sản, trừ đờm, tiêu thực, giảm đau, can tỳ bất hòa.
7. Kiêng kỵ: Những người âm hư, huyết nhiệt không nên dùng. Khi dùng có thể tiến hành thất chế, tứ chế.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Hương phụ, Ngải diệp, Trần bì đều 15g, Nguyệt qúi hoa 2 đóa sắc uống hoặc Hương phụ 20g, Ích mẫu thảo 10g, sắc uống trị đau bụng kinh.
- Hương phụ, ngải diệp, trần bì đều 15g, nguyệt qùy hoa 2 đóa, sắc uống.
- Hương phụ 20g, ích mẫu thảo 10g, sắc uống.
- Hương phụ 20g, ích mẫu 15g, ngải diệp 10g, nhân trần 15g, đỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang.
- Hương phụ 20g, ích mẫu 15g, ngải cứu 6g, bạch đồng nữ 8g, thêm 300ml nước, đun sôi và giữ sôi trong nửa giờ. Thêm đường vào cho ngọt mà uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh. Đây là bài thuốc cao hương ngải đã được tin dùng từ nhiều năm qua.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: