-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1.Khiên Ngưu Tử: (Semen Pharbitidis).
+ Tên khác: Hắc sửu. Bạch sửu, bìm bìm biếc, Kalađana (Ấn Độ)., Bồ tăng thảo, Cẩu nhĩ thảo, Giả quân tử, Hắc ngưu, Nhị sửu, Tam bạch thảo, Thảo kim linh, Thiên già, Lạt bát hoa ...
+ Cây thuốc: Khiên ngưu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành im 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5-8mm, rộng 3-5mm, 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.
Ngoài hạt khiên ngưu kể trên, người ta còn dùng hạt cây mao khiên ngưu Ipomea purpurea (L). Lam. (Pharbztis hispida Choisy) cùng họ.
Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc.
Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
+ Dược liệu: Hạt đen có 3 cạnh to bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, chắc, nhân có màu vàng nhạt, không mọt mốc là tốt. Thứ hạt nhỏ ít dùng hơn.
+ Bộ phận dùng: Hạt phơi hay sấy khô của cây Bìm bìm biếc (Ipomoea hederacea Jacq.), họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Có 2 loại: màu trắng gọi là Bạch sửu, màu đen hoặc màu vàng nhạt gọi là Hắc sửu.
+ Phân bố: Mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta, còn mọc ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan...
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
2. Thu hái - sơ chế: Vào các tháng 7-10, quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt phơi khô là được.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Dùng sống: Phơi khô, khi bốc thuốc thang giã dập hoặc tán mịn làm hoàn tán (tác dụng xổ mạnh).
– Dùng chín: Sao vàng cho thơm (xổ yếu hơn).
– Nấu cao: Hạt tán nhỏ 500g, Rượu 2 lít, Nước 4,5 lít. Ngâm hạt vào rượu trong 7 ngày rồi lọc, cô cách thủy cho đến đặc. Bã còn lại ngâm vào nước trong 4 ngày lại lọc, cô cách thủy như trên. Trộn 2 thứ cao lại, cô lại ở 600C cho đến còn 1ml = 2g dược liệu.
Rượu hắc sửu: hạt hắc sửu giã dập 75g. Cho vào bình kín với 4 lít nước, đun với 2 lít rượu như trên. Cất thu hồi rượu cho đến khi còn 1 phần 5, thêm 1 phần nước cất, để yên. Rửa nhựa dưới đáy bình bằng nước đun sôi cho đến khi nước rửa không còn màu. Cô cách thủy cho đến khô kiệt, tán thành bột, đựng lọ kín.
+ Theo Trung y:
Giã bỏ vỏ, tán nhỏ, rây lấy lớp bột đầu, còn thứ chưa nhỏ bỏ đi; cũng có khi dùng nửa sống, nửa sao (Lý Thời Trân).
Bảo quản: Để nơi khô, thoáng gió.
4. Thành phần:
+ Trong Khiên ngưu tử có Pharbitin ( Pharbitic acid và vài Purolic acid) là chất Glocosid có khoảng 2%, Nilic acid, Gallic acid, Lysergol, Chanoclavine, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine , ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit. có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị đắng, tính hàn, có độc.
Quy kinh: Vào các kinh vị, thận, đại tràng.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+Tác Dụng Tẩy Xổ: Chất Pharbitin có tác dụng tẩy xổ mạnh tương tự chất Jalapin. Khi chất Pharbitin vào ruột gặp mật và dịch ruột sẽ thủy phân thành Khiên ngưu tử tố kích thích ruột làm tăng nhu động gây ra tẩy xổ. Nước hoặc cồn chiết xuất Khiên ngưu đều có tác dụng gây tiêu chảy ở chuột nhắt nhưng nước sắc thì không có tác dụng đó.
+ Tác Dụng Lên Thận: Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc Inulin của Thận.
+ Tác Dụng Diệt Giun: Khiên ngưu tử, in vitro có tác dụng ức chế giun đũa (Trung Dược Học).
+ Độc tính: Độc tính của thuốc đối với chuột, liều LD50 là 37,5/kg. Ở người, có triệu chứng muốn nôn, nôn do thuốc kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa. Liều cao có thể ảnh hưởng đến Thận, dẫn đến tiểu ra máu cũng như các triệu chứng thần kinh (Trung Dược Học).
Tác dụng: Tả khí phân thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện.
Chủ trị: Chữa tiện bĩ, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng.
7. Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai, người tỳ vị hư.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Viên khiên ngưu chữa tinh thần phân liệt
Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
(Khiên ngưu thang - Thánh Tế Tổng Lục, Q.79. - Triệu Cát)
+ Vị thuốc: Bạch khiên ngưu (nửa để sống, nửa để chín) 4g, Bạch truật (sao đất) 4g, Quất hồng 4g, Cam thảo (nướng) 4g, Tang bạch bì 4g, Mộc thông 4g. Tán bột. Ngày uống 8–12g.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: