-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1.Khoản Đông Hoa: (Flos Tussilagi Farfarae)
+ Tên khác: Đồ Hề, Đông Hoa, Đông Hoa Nhị, Hổ Tu, Khỏa Đống, Khoản Đống, Khoản Hoa, Mật Chích Khoản Đông, Thác Ngô, Thị Đông, Toản Đông, Xá Phế Hậu (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).Tussilage , Chassetoux (Pháp).
+ Cây thuốc: Khoản đông hoa là một loại cây nhỏ, sống lâu do thân rễ. Vào mùa xuân, từ gốc lá mọc lên những cán mang hoa dài 10-20cm, lá mọc so le, mầu tím nhạt, phủ lên cán hoa thành hình vẩy. Đầu cán có một cụm hoa hình đầu mầu vàng tươi, quanh có lá bắc mầu đỏ nhạt. Giữa cụm hoa là những hoa lưỡng tính, xung quanh là hoa cái cùng mầu vàng, hình lưỡi nhỏ. Quả đóng mầu nâu, có sợi của lá dài. Sau khi hoa nở, lá mới xuất hiện, mọc thành vòng, mang cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa. Đường kính lá có thể đạt 15-20cm. Mặt dưới có lông, mặt trên bóng. Hình giống hình chân con lừa, do đó tên cây tại một số nước châu âu còn gọi là cây “chân lừa” (pas d’ane).
+ Dược liệu: Vị thuốc Khoản đông hoa là cụm hoa hình chuỳ dài, thường là 2 - 3 cụm hoa cùng mọc trên 1 cành hoặc mọc đơn độc, dài 1 - 2,5 cm, đường kính 0,5 - 1 cm, phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Đỉnh cuống cụm hoa có nhiều lá bắc dạng vẩy. Mặt ngoài của lá bắc đỏ tía hoặc đỏ nhạt, mặt trong được phủ kín bởi những đám lông trắng như bông. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.
+ Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở Trung Quốc và nhiều nước châu Âu.
+ Xuất xứ: Trung Quốc
+ Bộ phận dùng: Nụ hoa phơi hay sấy khô của cây Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae). Búp hoa khô vàng sẫm ở phía dưới, không lẫn lộn tạp chất, không nát là tốt.
2. Thu hái - sơ chế: Thu hoạch vào mùa đông, lấy nụ hoa, loại bỏ cuống hoa, đất cát, phơi khô trong bóng râm.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Mật đông hoa (Tẩm mật): Lấy Khoản đông hoa đã trừ bỏ tạp chất, thêm mật ong và một ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao lửa nhỏ đến hơi vàng, sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 10 kg khoản đông hoa dùng 2,5 kg mật ong.
+ Lựa các hoa chưa mở hết, rửa sạch, dùng nước Cam thảo ngâm 1 đêm, sao qua hoặc phơi khô để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Nhặt bỏ tạp chất, phơi âm can cho khô, tẩm mật, sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót vôi sống, đề phòng mốc mọt.
4. Thành phần: Trong Khoản đông hoa có Faradiol, Rutin, Hyperin, Triterpenoid, Saponins, Tanin, Taraxanthin (Trung Dược Học).
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị cay, đắng (Y Học Khởi Nguyên).
+ Vị cay, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Vị cay, tính ôn (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Tâm (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Phế (Trung Dược Học).
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng lên hệ hô hấp: Thuốc sắc Khoản đông hoa làm tăng tiết đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống suyễn trên súc vật thí nghiệm. Nơi mèo thí nghiệm được gây hoa bằng cách tiêm iod cho thấy: liều nhỏ thuốc truyền dịch gây gĩan phế quản nhưng liều cao thì có tác dụng ngược lại. Điều trị bằng nước sắc Khoản đông hoa cho 21 ca hen phế quản và 15 ca hen phế quản kèm phế khí thủng, 8 ca cho thấy có tiến triển (trong vòng 2 ngày: không còn rít và có dấu hiệu tiến triển trong chức năng phổi); 19 ca có vài tiến triển (tiến triển chậm hoặc tái phát). Có thể thấy rằng tác dụng hạ suyễn của Khoản đông hoa tương đối yếu, đa số bệnh nhân thấy muốn nôn, một ít bệnh nhân thấy bực dọc, mất ngủ.
+ Tác dụng lên tim mạch: Tiêm tĩnh mạch dịch Khoản đông hoa cho mèo được gây tê, đầu tiên thấy áp huyết hạ rồi nâng lên (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Khoản đông hoa làm tăng tiết đường hô hấp, làm giảm ho rõ. Còn có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, hưng phấn hô hấp. Thuốc có tác dụng hạ cơn suyễn trên súc vật thí nghiệm (Chinese Herbal Medicine).
+ Trên mô hình cô lập súc vật thí nghiệm, liều nhỏ thuốc truyền dịch thấy có tác dụng giãn Phế quản, liều lớn thì ngược lại gây co thắt Phế quản (Chinese Herbal Medicine).
+ Khoản đông hoa gây co thắt mạch, làm tăng huyết áp, gây tăng áp do hưng phấn trung khu vận mạch (Trung Dược Học).
Tác dụng: Nhuận phế, hạ khí, ngừng ho, trừ đờm.
Chủ trị: Chữa ho mới, ho lâu ngày, ho suyễn đờm nhiều, ho lao (do lao lực), ho ra máu.
7. Kiêng kỵ: Phế âm bất túc hóa nhiệt nung nấu Phế và Phế có thấp nhiệt: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: