La Hán

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. La Hán: (Fructus Siraitiae Grosvenorii) + Tên khác: La hán quả, quang quả mộc miết. + Cây thuốc: Cây la hán còn có tên Quang quả mộc miết (gấc vỏ nhẵn) là một cây mọc leo, hoa đực mọc thành bông, phiến hoa bao nhỏ. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4-6cm, hình cầu hay hơi trái xoan. Trong cành, lá, hoa và hạt ruột có cơm màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng . + Dược liệu: Quả khô, hình tròn đến hình tròn dài, đường kính 5 ~ 8 cm bề ngoài màu nâu vàng sẫm đến sắc nâu sẫm, khá bóng láng, còn...

1. La Hán: (Fructus Siraitiae Grosvenorii)

+ Tên khác: La hán quả, quang quả mộc miết.

+ Cây thuốc: Cây la hán còn có tên Quang quả mộc miết (gấc vỏ nhẵn) là một cây mọc leo, hoa đực mọc thành bông, phiến hoa bao nhỏ. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4-6cm, hình cầu hay hơi trái xoan. Trong cành, lá, hoa và hạt ruột có cơm màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng .

+ Dược liệu: Quả khô, hình tròn đến hình tròn dài, đường kính 5 ~ 8 cm bề ngoài màu nâu vàng sẫm đến sắc nâu sẫm, khá bóng láng, còn sót lại chút ít lông nhung, số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phấn đáy hơi hẹp, có vết cuống quả. Chất giòn dễ vỡ, sau khi vỡ mặt trong có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ. Bỏ đi vỏ quả bên trong có thể thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt, hình tròn chử nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt. Dùng thứ hình tròn, quả lớn, cứng chắc, lắc không kêu, màu nâu vàng là tốt.

+ Phân bố: Cây la hán được trồng nhiều ở vùng Quảng Tây, Quế Lâm của Trung Quốc, ngoài ra một số nơi như Thái Lan, Ấn Độ cũng có trồng cây này.

+ Xuất Xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Quả của cây La hán-Momordica grosvenor Swingle, thuộc họ Bầu bí: Cucurbitaceae.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Giữa tháng 9 ~ 10 thu hái lúc quả chín, để trên mặt đất để quả chín sau khoảng 8 - 10 ngày vỏ quả từ xanh chuyển sang vàng, dùng lửa sấy khô, qua 5 ~ 6 ngày, thành quả khô gõ có tiếng, sau đó tẩy sạch lông, gói giấy, đóng thùng.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Thu hoạch la hán về bóc bỏ vỏ lấy phần thịt quả, loại bỏ sạch tạp chất, sao khô, tán nhỏ.

Bảo quản:

+ Đựng vào bình thủy tinh kín, để nơi khô ráo thoáng mát, chống mốc, chống côn trùng.

4. Thành phần:

+ Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25,17%-38,31%, trong đó bao gồm 10,20%-17,55% đường fructose; 5,71%-15,19% đường glucose; 

+ Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256-344 lần đường mía (saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường mía; 

+ Còn có một chất gọi là D-mannitol  có độ ngọt bằng 0,55%-0,65% đường mía; 

+ Trong thành phần còn có khoảng 8,67%-13,35% protein. Trong mỗi 100g quả có 313mg-510mg vitamin C, manganese (Mn), sắt (Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), Iod (I) và 26 loại nguyên tố vô cơ khác. 

+ Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm: Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Palmitoleic acid, Myristic acid, Lauric acid, trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic acid chiếm tới 73,2%.  

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị ngọt (Sách Lĩnh Nam thái dược lục).

+ Vị ngọt, tính mát, không độc (Sách Quảng Tây Trung dược chí).

Quy kinh: 

+ Vào 2 kinh Phế, Tỳ. (Theo Quảng Tây Trung dược chí).

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Nghiên cứu gần đây cho thấy, la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hoá. Đặc biệt, tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, rất thích hợp cho các giảng viên, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát.

Tác  dụng: Nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện.

    Chủ trị: Trị ho phế nhiệt, đàm hòa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hóa ho, ho gà, huyết táo…)

    7. Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư, hàn (bao tử yếu, hay đầy bụng, khó tiêu) không nên uống.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày. 

    + Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít. 

    + Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; Hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn. 

    + Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: Dùng la hán quả 20g, phối hợp với tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong ngày.

    + Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị  ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm. 
    + Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.