-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Lá Khôi: (Ardisia sylvestris Pitarrd)
+ Tên khác: Cây độc lực, đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.
+ Cây thuốc: Cây khôi có nhiều loại, nhưng thường có 2 loại lá khôi được dùng làm thuốc chữa các bệnh về dạ dày là Khôi tía và Khôi trắng.
- Khôi Trắng là: Hai mặt lá đều màu xanh, mặt dưới không có màu tím.
- Khôi Tía là: Có 1 mặt lá trên màu xanh như nhung, mặt dưới có màu tím tía.
- Theo kinh nghiệm dân gian, cùng với sự nghiên cứu về cây thuốc của các nhà đông y, thì loại Khôi Tía có tác dụng tốt hơn Khôi Trắng và được sử dụng nhiều hơn trong các bệnh về dạ dày ở cấp độ nặng.
Cây khôi là một cây thuốc quý, là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1.5-2m, thân rỗng xốp, phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ, mùa hoa tháng 5-7, mùa quả 7-9.
+ Dược liệu: Là lá và ngọn của cây Khôi phơi khô, khi khô co lại, xun xoăn, có mầu xám hơi vàng như màu lá khô khác.
+ Phân bố: Cây khôi là 1 vị thuốc quý hiếm, chúng thường mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du các tỉnh miền Bắc nước ta như: Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang…và các tỉnh như: Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…
+ Xuất Xứ: Việt Nam.
+ Bộ phận dùng: Lá và ngọn cây Khôi.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Vào mùa hè, người ta thường thu hái lá và ngọn cây khôi, rồi phơi khô, bảo quản để sử dụng dần.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Không cần bào chế càu kỳ.
Bảo quản:
+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm , mốc.
4. Thành phần:
+ Sau khi nghiên cứu chi tiết và qua các thí nghiệm sơ bộ tại Viện Đông y và Bộ môn dược lý của Trường đại học y dược công bố: trong lá khôi tía có chất Tanin và Glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Vị chua, tính hàn.
Quy kinh:
+ Vào các kinh tỳ, vị.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá khôi trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như sau:
+ Làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ.
+ Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.
+ Làm yếu sự co bóp của tim.
+ Có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm.
+ Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viên quân y 108 cũng chỉ ra rằng cây Khôi có tác dụng giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày: đau tức, khó tiêu, ợ hơi… đến 80-100%, nồng độ dịch vị giảm về mức bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu còn thực hiện ở quy mô nhỏ nên khó có thể đánh giá khách quan, chính xác tác dụng của cây Khôi.
+ Viện Y học cổ truyền cũng đã áp dụng lá Khôi chữa khỏi một số trường hợp đau dạ dày và có nhận định sơ bộ như sau: Với liều 100g lá Khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Nhưng nếu sử dụng tăng liều 250g/ngày thì lại khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh. Do đó, có thể thấy rằng. Chỉ khi sử dụng đúng liều lượng, cách thức thì khôi tía mới phát huy được tối đa công năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
Tác dụng:
+ Tác dụng trung hòa, làm giảm tiết Acid dịch vị, làm se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng.
+ Làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị và giảm quá trình xuất huyết dạ dày.
+ Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng.
Chủ trị:
+ Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
7. Kiêng kỵ:
+ Người suy gan thận nặng không dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua: Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: