-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Lá Lốt: ( Piper lolot )
+ Tên khác: Lá lốp, Tất bát, Lotlot (Anh).
+ Cây thuốc: Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.
+ Dược liệu: Lá lốt phơi khô có màu xám hơi xanh đen. Nhìn quăn, hơi giòn.
+ Phân bố: Cây đặc hữu của Ðông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt.
+ Xuất Xứ: Việt Nam.
+ Bộ phận dùng: Toàn cây: rễ, lá, cành lá lốt đều được dùng làm vị thuốc.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Có thể thu hái cây quanh năm,đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Không cần bào chế cầu kỳ.
Bảo quản:
+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.
4. Thành phần:
+ Tinh dầu, alcaloid, flavonoid. Tinh dầu lá có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là β-caryophylen. Tinh dầu rễ có thành phần chính là bornyl acetat (Nguyễn Xuân Dũng và cs. 1996).
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Vị cay, mùi thơm, tính ấm.
Quy kinh:
+ Vào các kinh Vị, Tỳ, Gan, Mật.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Tác dụng:
+ Ôn trung, tán hàn, hạ khí ,chỉ thống.
Chủ trị:
+ Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh. Chữa đau xương, thấp khớp, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.
7. Kiêng kỵ:
+ Nhiệt, táo bón không nên dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Chữa đau lưng sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: Rễ lá lốt tươi 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ cây vòi voi 50g, rễ cỏ xước 50g. Sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: