Liên Nhục (Hạt Sen)

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Liên Nhục: (Flos Tussilagi Farfarae) + Tên khác: Liên, quỳ. + Cây thuốc: Liên nhục là hạt sen, sen là một loại cây mọc dưới nước, thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được, lá còn gọi là liên diệp mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân toả tròn,hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài 3-5, màu lục, tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá...

1. Liên Nhục: (Flos Tussilagi Farfarae)

+ Tên khác: Liên, quỳ.

+ Cây thuốc: Liên nhục là hạt sen, sen là một loại cây mọc dưới nước, thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được, lá còn gọi là liên diệp mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân toả tròn,hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài 3-5, màu lục, tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đói mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp chè. nhiều lá noãn dời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-3 tiểu noãn. Quả chứa hạt gọi là liên nhục không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm còn gọi là liên tâm gồm 4 lá non gập vào phía trong.

+ Dược liệu: Vị thuốc Liên nhục là hạt hình trái xoan, dài 1,1-1,3cm. Đường kính 0,9 – 1,1cm, mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu, có nhiều đường vân dọc, ở đầu trên có núm màu nâu sẫm. Bóc màng ngoài màu nâu để lộ 2 lá mầm bằng nhau và xếp úp vào nhau, màu trắng ngà, hạt chứa nhiều tinh bột. Giữa 2 lá mầm có 2 đường rãnh dọc đối xứng nhau. Chồi mầm màu xanh lục, nằm ở giữa đường rãnh dọc của 2 lá mầm.

+ Phân bố: Cây của miền Malaixia, châu Ðại dương và vùng Ðông Dương. Ở Việt Nam sen được trồng ở nhiều nơi, mọc hoang ở các vùng ao hồ, đầm,...Sen được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để ăn và dùng làm thuốc.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Hạt chắc, thịt rắn, không sâu, mọt là tốt.

2. Thu hái - sơ chế:

+  Mùa thu hái vào các tháng 7-9. Khi hạt sen đã già thì hái mang về bóc lấy hạt sau đo rút bỏ tâm sen rồi mang phơi khô để dùng dần.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y: Bỏ vỏ đen ở ngoài, ngâm vào nước, bóc bỏ màng đỏ và tím xanh ở trong, đồ chín, phơi khô hoặc sấy cho thật khô dùng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ vỏ đỏ ở ngoài và tím xanh ở trong, sao vàng dùng. Mất ngủ, nấu ăn để bồi dưỡng thì dùng sống.

Bảo quản:

+  Để nơi khô ráo, thường phơi để chống mốc và mọt.

4. Thành phần:

+ Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+  Vị ngọt tính bình.

Qui kinh:

+  Vào kinh tâm, thận, tỳ.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: "bổ trung dưỡng thần, ích khí lực".
  • Sách Bản thảo thập di: "làm cho tóc đen, không già (lệnh phát hắc, bất lão).

Sách Bản thảo cương mục: "giao tâm thận, hậu trường vị, cố tinh khí, cường gân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục ( làm rõ tai sáng mắt), trừ hàn thấp, chỉ tỳ tả cửu lỵ, xích bạch trọc, phụ nữ băng trung đới hạ, các bệnh về huyết"​​​​​​ 

+ Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Chất oxoushinsunine trong hạt sen có khả năng ức chế ung thư mũi họng.

Tác dụng:

+ Bổ tâm an thần, ích tỳ sáp trường, cố tinh, sinh dưỡng cơ nhục.

Chủ trị:

+ Các chứng tâm tỳ hư mất ngủ, tâm phiền, ỉa chảy kéo dài, người gày yếu, cơ bắp teo nhẽo, trẻ em bụng ỏng đít beo.

7. Kiêng kỵ:

+ Hay bị táo bón, táo bón kinh niên không dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

 Chữa chứng mất ngủ: Liên nhục, táo nhân, viễn chí, phục thần, hoàng kỳ, đảng sâm mỗi vị 12g, cam thảo 4g, trần bì 6g  sắc uống.

Chữa tiêu chảy: 100g liên nhục, 50g củ mài, 15g quả hồng xiêm non, 20g đường phèn. Sau đó, chúng ta đem hồng xiêm non giã nhỏ cho vào nồi, thêm 250ml nước rồi đun sôi thật kỹ, sau đó chắt lấy nước bỏ bã. Tiếp đến, chúng ta lấy liên nhục, củ mài sấy khô, tán thành bột rồi cho vào nước hồng xiêm, quấy đều đun lửa nhỏ đến khi thành cháo rồi cho thêm ít đường phèn. Các bạn dùng an lúc đói, chia làm 3 lần, ăn 3 ngày liên tục.

- Nếu bạn bị tiêu chảy, lỵ mạn tính do tỳ hư,  có thể lấy 12g liên nhục kết hợp với 5g hoàng liên, 12g đảng sâm sắc uống.

- Nếu nhà bạn có trẻ con bị tiêu chảy kéo dài, gầy yếu kém ăn, chúng ta có thể lấy liên nhục sấy khô, gạo tẻ rang vàng với lượng bằng nhau, khoảng 150 – 200g rồi tán bột, mỗi ngày cho trẻ ăn 6 – 8g lúc đói.

+ Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: Bài Cố tinh hoàn ,gồm liên nhục 2kg, liên tu 1kg, hoài sơn 2kg, sừng nai 1kg, khiếm thực 0,5kg, kim anh 0,5kg. Các vị tán thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10 - 20g.

+ Chữa tiêu chảy mãn tính: Liên nhục 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 5g. Các vị sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10g.

+ Chán ăn do suy nhược: Hạt sen 100g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy với hạt sen, dùng trong ngày.

+ Chữa giun kim: Hạt sen 50g, hạt hướng dương 30g, hạt bí đỏ bỏ vỏ 30g, hạt cau 12g, đường phèn 20g. Xay nhỏ bốn loại hạt này rồi cho vào nồi nước 250ml, đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày ba lần, ăn trong năm ngày.

+ Trị trẻ biếng ăn, người lớn suy nhược, ăn kém: Hạt sen 100g, đậu ván trắng 10g, trần bì 12g, mầm lúa 30g. Tất cả sao qua, tán mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần 100g, uống với nước cơm.