Ma Hoàng Căn

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Ma Hoàng Căn: (Rhizoma Ephedrae) + Tên khác: Thảo ma hoàng. + Cây thuốc: Cây ma hoàng được chia làm 3 loại sau: - Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt...

1. Ma Hoàng Căn: (Rhizoma Ephedrae)

+ Tên khác: Thảo ma hoàng.

+ Cây thuốc: Cây ma hoàng được chia làm 3 loại sau:

- Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.

- Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.

- Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm.

+ Phân bố: 

- Thế giới: châu Âu, châu Mỹ, châu Phi nhưng có ít hoạt chất, chỉ có ma hoàng mọc ở châu Á chưa nhiều hoạt chất như Ấn Độ, Pakistan, đặc biệt Trung Quốc.

- Việt Nam: đã được trồng

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Rễ cây ma hoàng.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Rễ đào vào đầu thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch và cắt thành từng đoạn, khi phơi khô bên ngoài có màu vàng nâu, bên trong thịt chắc thơm, không cũ mốc, mất mùi là tốt.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

+  Thân: cắt khúc 1 – 2cm (dùng sống). Cũng có thể tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua.

+  Rễ: rửa sạch, thái khúc, phơi khô.

+ Theo Trung y:

- Cắt bỏ mắt và rễ sôi mười dạo vợt bỏ bọt mà dùng. Nấu giấm sôi mà tẩy phơi khô.

- Tẩm mật loãng (1/2 mật, 1/2 nước) sao qua (để tránh ra mồ hôi nhiều quá).

Bao quản: 

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm , mốc, ánh sáng.

4. Thành phần:

+ Chủ yếu có chứa chất  e1phedrin 80% trong ancaloit toàn phần vv...

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị cay, tính ấm.

Quy kinh: 

+ Vào kinh phế, tỳ.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Ma hoàng căn có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, Tỳ hư, Thận hư gây ra. Các bài thuốc cố sáp được tạo thành do các thuốc cố sáp: Cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các thuốc bổ khí, dưỡng âm thanh nhiệt.

+ Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tác dụng:

+  Bổ khí, cố biểu, chỉ hãn.

    Chủ trị:

    + Ra mồ hôi do tự hãn, và đạo hãn, sinh xong mồ hôi ra liên tục vv...

    7. Kiêng kỵ:

    + Không dùng ma hoàng căn cho các trường hợp hội chứng biểu chứng chưa giải.

    + Không dùng chung rễ Ma hoàng với thân cây Ma hoàng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    - Trị sinh xong mồ hôi ra liên tục (do hư yếu): Cam thảo, Đương quy, Hoàng kỳ, Ma hoàng (căn), Mẫu lệ, Nhân sâm. Lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần dùng 10 - 12g/3 lần. Tác dụng: Bổ khí, dưỡng khí, cố biểu, chí hãn. (Ma Hoàng Căn Tán – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

    - Trị mồ hôi ra liên tục (do dương hư): Đương quy 40g, Hoàng kỳ 40g, Ma hoàng căn 80g Tán bột, ngày uống 20 – 24g. (Ma Hoàng Căn Tán II – Chứng Trị Chuẩn Thắng).

    - Chữa chứng tự hãn và đạo hãn: Mẫu lệ 40g, Hoàng kỳ 40g, Ma hoàng căn 4g, Phù tiểu mạch 40g. Tán nhỏ, mỗi ngày uống 12g, hoặc sắc uống. Phương có thể gia giảm nếu do dương hư thêm Bạch truật, Phụ tử, do âm hư thêm Sinh địa, Bạch thược. Bài này còn thích hợp người lao phổi gây ra mồ hôi trộm, phụ nữ sau đẻ sức yếu tự hãn hoặc đạo hãn, trẻ em khi ngủ ra nhiều mồ hôi rờ thấy nóng. (Mẫu Lệ tán gia giảm).

    - Chữa đau nhức, sợ lạnh, huyết hư, Can vượng: Ma hoàng căn 8g, Cảo bản 4g, Đương quy 2,4g, Hoàng liên 4g, Khương hoạt 6g, Long đởm 6g, Phòng phong 4g, Sinh địa 8g, Tế tân 2g, Thảo đậu khấu 4g, Thăng ma 4g, Thục địa 2,4g, Xương chân dê 8g. Tất cả tán bột ngày uống 8 - 12g. (Ma Hoàng Tán gia giảm).