-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1.Mạn Kinh Tử: (Fructus Viticis).
+ Tên khác : Mạn kinh, Mạn kinh lá đơn, Quan âm, Đẹn ba lá, Từ bi biển, Vạn kim tử, Mác nim.
+ Cây thuốc : Mạn kinh tử là cây nhỏ hay cây bụi. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm, mầu xám nhạt; cành già tròn, nhẵn, mầu nâu. Lá kép mọc đối, 3 lá chét (lá ở ngọn có hoa thường đơn), lá chét hình trứng, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn hoặc đen lại khi khô, mặt dưới phủ đầy lông trắng, lá chét giữa lớn hơn; lá vò ra có mùi thơm; cuống dài 1-3cm. Cụm hoa là một chùy tận cùng, đôi khi có lá ở gốc, có lông dày; mang nhiều xim mọc đối, mỗi xim có 2-3 hoa mầu tím nhạt hoặc lam nhạt; lá bắc nhỏ, hình dải; đài hình chuông, có lông trắng, 5 răng nhỏ đều; tràng hình trụ có lông mặt ngoài trừ phần gốc, môi trên có 2 thùy ngắn, môi dưới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên; nhị 4, thò ra ngoài. Quả hạch, hình cầu, có rãnh nhỏ, rộng khoảng 6mm. Mùa hoa quả: tháng 5-7.
+ Dược liệu : Vị thuốc Mạn kinh tử là quả hình cầu, đường kính 4 - 6 mm, mặt ngoài màu xám đen hoặc nâu đen, phủ lông nhung màu xám nhạt như sương, có 4 rãnh dọc nông, đỉnh hơi lõm, đáy có đài tồn tại màu xám nhạt và cuống quả ngắn. Đài hoa bao bọc 1/3 - 2/3 quả, có 5 răng, trong đó có 2 răng xẻ tương đối sâu, được phủ kín lông tơ mượt. Chất nhẹ và cứng, khó đập vỡ. Mặt cắt ngang quả có 4 ô, mỗi ô có một hạt. Mùi thơm đặc biệt, vị nhạt, hơi cay.
+ Phân bố: Màn kinh tử mọc hoang rất nhiều ở khắp nơi trong nước ta. Loại 1 lá chét rất phổ biến, ở dọc bờ biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Còn mọc ở các tỉnh ven biển Trung Quốc và Malaysia cũng có.
+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.
+ Bộ phận dùng : Quả. Quả nhỏ bằng hạt tiêu, chắc cứng, vỏ dày, sắc xám đen, có mùi thơm đặc biệt, không lẫn tạp chất là tốt. Quả non, xốp, ít mùi thơm là xấu.
2. Thu hái - sơ chế :
+ Thu hoạch vào mùa thu, lấy quả đã già, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.
3. Bào chế - bao quản :
Bào chế:
+ Theo Trung Y:
- Dùng Mạn kinh tử thì bỏ tai, tẩm rượu một lúc, đồ chín độ 3 giờ, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
- Bỏ tai, giã nát dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Sấy bỏ tạp chất, dùng sống (thường dùng).
- Tẩm rượu sao qua dùng trong trường hợp phong thấp, co giật.
- Hạt, lá làm gối gối đầu để trị đau đầu, nhức mỏi.
Bảo quản:
+ Để nơi khô ráo.
4.Thành phần :
+ Quả có tinh dầu, trong tinh dầu có Cam phen, pinen, ditecpen alcool và tecphenilaxetat, có ancaloit, vitamin A.
5. Tính vị - quy kinh :
Tính vị :
+ Vị cay, đắng, tính mát.
Quy kinh :
+ Vào kinh can, phế, bàng quang, vị.
6. Tác dụng - chủ trị :
Tác dụng dược lý :
Tác dụng :
+ Sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu, mắt.
Chủ trị :
+ Cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, đỏ mắt, nhiều nước mắt, mắt mờ nhìn không rõ, chóng mặt, hoa mắt, lợi răng sưng đau.
7. Kiêng kỵ :
+ Huyết hư không nên dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng :
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: