Mật Mông Hoa

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Mật Mông Hoa: (Flos Buddleiae officinalis) + Tên khác: Mật mông hoa còn gọi là Lão mật mông hoa, Lão mông hoa, Hoa mật mông, Tiểu cẩm hoa, Mông hoa, Hoàng phạn hoa, Ngật đáp bì thụ hoa, Kê cốt đầu hoa. + Cây thuốc: Mật mông hoa là một cây nhỏ có cành non mang rất nhiều lông đơn, mọc rất mau, màu hung hay trắng nhạt, lại có cả những lông bài tiết. Lá hình trứng hay thuôn dài, phía đáy hơi hẹp lại, phía đỉnh nhọn, mép nguyên hay có răng cưa rất nhỏ, dài 6 - 11cm rông 2 - 4cm, mặt trên nhẵn mặt...

1. Mật Mông Hoa: (Flos Buddleiae officinalis)

+ Tên khác: Mật mông hoa còn gọi là Lão mật mông hoa, Lão mông hoa, Hoa mật mông, Tiểu cẩm hoa, Mông hoa, Hoàng phạn hoa, Ngật đáp bì thụ hoa, Kê cốt đầu hoa.

+ Cây thuốc: Mật mông hoa là một cây nhỏ có cành non mang rất nhiều lông đơn, mọc rất mau, màu hung hay trắng nhạt, lại có cả những lông bài tiết. Lá hình trứng hay thuôn dài, phía đáy hơi hẹp lại, phía đỉnh nhọn, mép nguyên hay có răng cưa rất nhỏ, dài 6 - 11cm rông 2 - 4cm, mặt trên nhẵn mặt dưới có lông mịn, nhiều hoa dài khoảng 15cm. Quả nang hình thuôn dài, mang đài còn lại ở phía dưới.Mùa hoa tháng 2-3, mùa quả tháng 7-8. Có một số địa phương dùng hoa cây Bùng bục thay Mật mông hoa là không đúng.

+ Dược liệu: Hoa mật mông hình tròn dài, toàn hoa bọc đầy lông mềm, sắc hơi trắng vàng óng ánh, xốp nhẹ không lẫn tạp chất là tốt.

+ Phân bố: Cây mật mông hoa mọc hoang ở rừng một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn. Mật mông hoa còn mọc hoang tại Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc, Cam Túc).

+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.

+ Bộ phận dùng: Hoa của cây mật mông hoa- Buddleia officinalis Maxim, họ Mã Tiền- Loganiaceae.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Vào khoảng tháng 2, tháng 3 đang lúc hoa còn chưa nở hái về, trừ bỏ những mẩu cành, phơi khô là được. Những hoa màu tro, nhiều nụ có lông mịn không lẫn nhiều cành là tốt. Khi soi kính hiển vi sẽ thấy những lông ở đài và tràng gồm nhiều tế bào xếp thành hình chữ thập tế bào có hình dày khe hẹp.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y:  

Mật mông hoa nhặt sạch tạp chất, tẩm rượu 1 đêm vớt ra để khô, lại tẩm mật đồ trong 3 giờ, phơi khô, làm như thế 3 lần (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Dùng sống: Bỏ tạp chất dùng Nguyên hoa.

- Dùng chín: Tẩm mật sao qua.

Bảo quản:

+ Thứ sao mật nên để vào thùng đậy kín, chỉ chế đủ dùng trong thời gian 5 - 7 ngày. Để chống mốc và bảo đảm phân chất, tốt nhất là dùng đến đâu chế đến đấy.

4. Thành phần:

+ Hoa mật mông hoa chứa:

– Triterpen : olean – 13 (18) – en – 3 – on; ô – amyrin, euph – 8 , 24 – dien – 3 – yl acetat (butyrospermyl acetat, ; a – spinasterol; glatitol; acid vanilic (Wang Bin và cs 1996; CA. 127, 188231 u).

– Flavonoid: acacetin; apigenin; luteolin; neobudoíìcid; linarin (acaciin), luteolin – 7 – 0 – rutinosid; luteolin – 7 – 0 – glucosid và cosmosiin (Li Jiaoshe và cs, 1996; CA. 127, 202902 X)

+ Nụ hoa chứa:

– Phenylpropanoid glycosid: verbascosid; cistanosid; ß – hydroxyacteosid; poliumosid; echinacosid; martynosid.

– Flavonoid glycosid: linarin; apigenin – 7 – rutinosid.

(Zhang Huyi và cs, 1996; CA. 126,314813e)

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt, mát, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh can.


 

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Cao nước mật mông hoa ức chế invitro tác dụng độc hại tế bào gây thực nghiệm ở tế bào gan nuôi cấy. Flavonoid của mật mông hoa là một hỗn hợp tan trong nước của hợp chất acacetin có tác dụng chống viêm.

Tác dụng: Nhuận gan, sáng mắt, tan màng mộng.

    Chủ trị:

    + Chữa thong manh, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, có tia đỏ trong mắt, trẻ em lên đậu.

    - Can nhiệt biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng, sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt: Dùng Mật mông hoa với Cúc hoa, Thạch quyết minh và Bạch tật lệ.

    - Can âm hư kèm dương bốc lên trên biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt, khô mắt và mờ giác mạc: Dùng Mật mông hoa với câu kỷ tử và Sa uyển tử.

    7. Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp đau mắt do ngoại cảm phong nhiệt.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị Can nhiệt, mắt nhiều ghèn, mắt đau, mắt mờ, nhìn không rõ: Cam cúc hoa 16g, Chích thảo 8g, Chử thực 16g, Mật mông hoa 30g, Phòng phong 16g, Tật lê tử 16g, Thuyền thoái 16g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g, uống với nước ấm. (Mật Mông Hoa Tán – Thánh Tế Tổng Lục).

    + Trị sau khi đậu mọc, nọc đậu chạy vào làm mắt đau: Hạt hoa mào gà 4g, Hạt mã đề 2g, Hạt muồng 4g, Mật mông hoa 6g. Tán bột. Cho vào gan dê, nướng chín, ăn. (Mật Mông Tán – Mộng Trung Giác Đậu).

    + Chữa mắt sưng đỏ đau sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt do Can nhiệt: Dùng Mật mông hoa 6g, Cúc hoa 12g, Thạch quyết minh 12g, Bạch tật lệ 12g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa đau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt: Mật mông hoa 9g, Cúc hoa, Kinh giới, Long đởm thảo, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi 4g Cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc Mật mông hoa 12g, Cúc hoa 12g, Thanh tương tử 12g, Hoàng đằng 8g. Sắc uống ngày một thang uống khoảng 3 - 5 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa mắt quáng gà, thong manh, mắt khô mờ: Mật mông hoa 6g, Cốc tinh thảo 6g, Dạ minh sa 5g, Thảo quyết minh 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa đau mắt đỏ do thời khí ôn nhiệt, gây ngứa mắt, nhức đầu, sốt: Hoa mật mông, Bạc hà, Kinh giới, Hạt muồng sao, Dành dành, Huyền sâm, vỏ Núc nác, Ngưu tất, Mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày/2 - 3 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).