Mộc Thông

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Mộc Thông: ( Caulis Clematidis ) + Tên khác: Thông thảo, Phụ chi (Bản kinh), Đinh ông (Ngô Phổ bản thảo), Đinh phụ (Quảng nhã), Biển đằng (Bản thảo kinh tập chú), Vương ông, Vạn niên (Dược tính luận), Yến phúc, Mã phúc (Tân tu bản thảo), Hoạt huyết đằng (Nam dược – Trung thảo dược học). + Cây thuốc: Mộc thông là thuốc vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Vị mộc thông của Trung Quốc cũng chưa thống nhất. Người ta đã thống kê phát hiện thấy trên 10  cây khác nhau thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc hai họ: Mộc hương (Aristolochiaceae) và Hoàng Liên...

1. Mộc Thông: ( Caulis Clematidis )

+ Tên khác: Thông thảo, Phụ chi (Bản kinh), Đinh ông (Ngô Phổ bản thảo), Đinh phụ (Quảng nhã), Biển đằng (Bản thảo kinh tập chú), Vương ông, Vạn niên (Dược tính luận), Yến phúc, Mã phúc (Tân tu bản thảo), Hoạt huyết đằng (Nam dược – Trung thảo dược học).

+ Cây thuốc: Mộc thông là thuốc vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Vị mộc thông của Trung Quốc cũng chưa thống nhất. Người ta đã thống kê phát hiện thấy trên 10  cây khác nhau thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc hai họ: Mộc hương (Aristolochiaceae) và Hoàng Liên (Ranunculaceae) cho vị thuốc mang tên Mộc thông.

- Tại Việt Nam cũng có khai thác vài cây với tên Mộc thông như cây Iodes ovalis Blume họ Mộc thông (Phytocrenaceae). Cây leo cao 7-10m. Lá mọc đối, có cuống, gân lá lông chim, mỗi mấu có một tua cuốn. Phiến lá dài 6-9cm, rộng 4-6cm. Hoa tự ở kẽ lá thành chùy thưa, hoa nhỏ đơn tính khác gốc. Hoa đực 4-8 lá đài, 4-5 cánh hoa, 4-5 nhị. Hoa cái 4-5 lá đài, 4-5 cánh hoa, bầu thượng, một ô, không có vòi; đầu nhụy hình đĩa, dày, rộng hơn bầu. Quả thịt, dài 17mm rộng 12mm, đựng một hạt.

+ Dược liệu: Vị thuốc Mộc thông hình trụ tròn dài, hơi cong, dài 50 - 100 cm, đường kính 2 - 3,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng, có rãnh nứt dọc và góc nông. Mấu thường phình to, có vết sẹo của lá và cành, vỏ còn sót lại dễ bóc, rách. Chất cứng, không dễ bẻ gẫy. Phiến thái dày 2-4mm, mép không đều, vỏ còn sót lại màu nâu hơi vàng, gỗ màu nâu hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, có vân xuyên tâm màu trắng hơi vàng và có khe nứt, có nhiều lỗ mạch rải rác. Tuỷ tương đối nhỏ, màu hơi trắng hoặc nâu hơi vàng, đôi khi có khoang rỗng. Không mùi, vị nhạt.

+ Phân bố: 

- Thế giới: vùng nhiệt đới châu Á và lục địa Nam Trung Quốc, Đông Dương.

- Việt Nam: các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,

+ Xuất xứ: Trung Quốc

+ Bộ phận dùng: Dây của cây tiểu mộc thông- Clematis armandi Franch, họ Hoàng liên- Ranuculaceae.

2. Thu hái - sơ chế: Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Lấy dược liệu, cạo bỏ vỏ thô ngoài, phơi khô hoặc thái phiến mỏng lúc tươi, phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

Đem Mộc thông ngâm nước cho nước thấm vào lỗ thông, mang thái lát, âm Can  không nên phơi nắng vì phơi nắng sẽ biến ra sắc trắng tro (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

Mua về đã cạo vỏ, không phải rửa, thái lát mỏng phơi khô. Làm hoàn tán thì sấy khô tán bột (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản: Dễ bị mốc mọt nên phải để chỗ kín, khô ráo, nên dùng nhanh, không nên trữ lâu sợ biến ra sắc đen; thứ cũ, để lâu ngày không nên dùng.

4. Thành phần:

+ Betulin  (Đằng Điền Lộ, Dược học tạp chí – Nhật Bản 1974, 94 (2) : 180).

+ Oleanic acid, Hederagenin (Xuyên Khẩu Lợi, Dược học tạp chí – Nhật Bản  1940, 60 (11) : 596).

+ Akeboside (Đằng Điền Lộ, Dược học tạp chí – Nhật Bản 1974, 94 (2) : 194).

+ Stigmasterol, Beta Sitosterll, Daucosterol, Inositol (Hà Lý Tại, Dược học tạp chí – Nhật Bản 1928, 48 (11) : 1098).

+ Cyanidin-3-xyl glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyglucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyl – xyl –glucoside (Ishikura N và cộng sự, Phytochemistry 1975 , 15 (3) : 442).

+ Trong Mộc thông mã đâu linh người ta chiết xuất ra được 0,091% chất có tinh thể mầu vàng, độ chảy 281 – 283oC, công thức thô C12H11)4 (Hoá học học báo 1956, 22:1144).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+  Vị cay, tính bình (Bản kinh).

+ Vị ngọt, không độc (Biệt lục).

+ Vị hơi hàn (Dược tính luận).

+ Vị ôn, tính bình (Hải dược bản thảo).

Quy kinh: 

+ Vào kinh Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang (Bản thảo cương mục).

+ Vào kinh Đởm, Thận (Bản thảo kinh sơ).

+ Vào kinh Phế (Bản thảo kinh giải).

+ Vào kinh Tâm, Tiểu trường, Bàng quang (Trung Hoa bản thảo).

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Năm 1955, Cao Ứng Đầu và Chu Nhĩ Phương dùng Mộc thông (Akebia quinata), chế thành thuốc rượu 25%, cho rượu bốc hơi rồi chích vào màng bụng thỏ (2ml/lg thể trọng), chích liên tục 5 ngày. Kết quả thấy có tác dụng lợi tiểu rõ. Thí nghiệm còn chứng minh cho thấy tác dụng lợi tiểu đó không do thành phần muối trong Mộc thông (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Năm 1956, Tưởng Bá Thành, Triệu Tử Đạt và Nguỵ Nguyên Giang đã dùng Mộc thông mã đâu linh (Aristolochia manshuriensis), chế thành thuốc sắc 1:1 (1ml tương đương 1g dược liệu), tiêm vào tĩnh mạch chó và thỏ đã gây mê bằng Phenol bacbital (với liều 0,1g/1kg thể trọng), rồi dùng ống để lấy nước tiểu. Kết quả không thấy có tác dụng lợi tiểu mà lại có lúc nước tiểu giảm xuống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Nước sắc Mộc thông mã đâu linh dùng với liều nhỏ có tác dụng hưng phấn sức co bóp của tim mạnh lên, ngược lại, liều lớn có tác dụng làm yếu sức co bóp của tim, cuối cùng dẫn đến ngừng đập ở thể tim giãn; Liều trung bình thì làm cho tâm thất ngừng ở trạng thái tâm thu, còn tâm nhĩ thì ngừng ở thể tâm giãn. Tác dụng này khác với tác dụng của Ion calci, nhưng cả hai lại có tác dụng hợp đồng.

+ Liều nhỏ nước sắc Mộc thông có tác dụng hưng phấn đối với tim Cóc tại chỗ, nhưng với liều lớn lại làm chi tim ngưng đập ở thể tâm thu. Đối với tim cô lập của chuột bạch thì có tác dụng kích thích.

+ Nước sắc Mộc thông có tác dụng kích thích đối với mẫu ruột cô laạp của chuột nhặt, nhưng đối với tử cung cô lập của chuột nhắt thì dù là chuột có thai hay không đều thấy có tác dụng ức chế (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tác dụng:

+ Chủ khứ ác trùng, trừ hàn nhiệt ở Tỳ Vị, thông lợi cửu khiếu, huyết mạch, các khớp (Bản kinh).

+ Chỉ hãn (Ngô Phổ bản thảo).
+ An tâm, trừ phiền, chỉ khát, thoái nhiệt.uỷ thủng, trong ngực cảm thấy phiền nhiệt, họng sưng đau, miệng lưỡi lở loét, phong thấp đau nhức, sữa không thông, bế kinh, thống kinh (Trung Hoa bản thảo).

+ Thanh  nhiệt, lợi tiểu.

+ Thanh nhiệt, lợi thấp, tuyên thông huyết mạch.

Chủ trị:

+ Chủ trị ngũ lâm, lợi tiểu tiện, khai quan lạc. Trị thuỷ thủng sưng to, phiền nhiệt Dược tính luận).

+ Trị hay quên, làm sáng mắt, làm cho tai nghe rõ. Trị mũi nghẹt, thông tiểu trường, hạ thuỷ, phá tích tụ, huyết khối, bài nùng, trị mụn nhọt, chỉ thống, dục sinh, phụ nữ bị huyết bế, kinh nguyệt không đều, đầu đau, hoa mắt (Nhật hoa tử bản thảo).

+ Trị tiểu gắt, tiểu buốt, hoàng đản do thấp nhiệt, miệng lưỡi lở loét, bế kinh, thông sữa (Đông dược học thiết yếu).

+ Trị thấp nhiệt uất trở, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu ra máu, miệng lưỡi lở, tâm phiền, cước khí, phù thũng, kinh bế, sữa không thông, khớp xương khó co duỗi (Thực dụng trung y học).

7. Kiêng kỵ:

+ Phụ nữ có thai không dùng.

+ Không có thấp nhiệt không dùng.

+ Người có âm hư, khô da, thiếu tân dịch không dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Trị miệng lưỡi mọc mụn, tiểu gắt, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu gắt, buốt ở đường tiểu do nhiệt gây ra [nhiệt lâm]: Sinh địa, Mộc thông, Sinh thảo tiêm, Đạm trúc diệp. Sắc uống (Đạo Xích Tán – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

+ Trị sinh xong nhau thai không ra, vùng rốn bụng đầy trướng: Ngưu tất, Đương quy, Cù mạch, Mộc thông, Hoạt thạch, Đông quỳ tử, sắc uống (Ngưu Tất Thang - Thiên kim phương).

+ Trị sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, gân cơ suy yếu, vùng hạ bộ luôn bị ướt, nóng ngứa, bộ phận sinh dục sưng, bạch trọc, tiểu ra máu: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Cam thảo, sắc uống (Long Đởm Tả Can Thang - Hòa tễ cục phương).