-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Một Dược: (Myrrha )
+ Tên khác: Tùng chi, Tùng cao, Tùng giao.
+ Cây thuốc: Vị thuốc một dược là chất gồm nhựa của cây Một dược. Cây một dược là một cây thuốc quý có dạng cây nhỡ, cao khoảng 3m, phân ít cành, nhánh, các cành đều có gai. Lá mọc cánh, lá kép gồm 3 lá chét, mầu lục sám. Hoa đơn tính, nhỏ, mọc ở nách lá, cách hoa mầu trắng, quả hạch, 2 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt.
+ Dược liệu: Là chất gồm nhựa của cây Một dược thường ở dạng từng khúc, từng cục, từng khối, hình dáng không đều, thường to bằng quả mận, ngoài đỏ nâu, trong sáng bóng, có đốm trắng, mùi thơm, vị đắng. Tan trong một phần nước hoặc trong rượu. Mài với nước thì ra mầu trắng như sữa. Phơi nắng thì mềm dẻo và thơm. Đốt cháy toả mùi thơm.
+ Phân bố: Thường có nhiều ở vùng nhiệt đới. Chưa thấy mọc ở nước ta. Trên thế giới chủ yếu tập trung ở: Vùng bờ biển 2 bên Hồng hải, và bán đảo Arabian từ vĩ tuyến Bắc 22° hướng Nam đến dải bờ biển Somalia.
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Nhựa cây Một dược, chảy tự nhiên từ kẽ nứt của cây. Nhựa mới chảy ra thành giọt, sền sệt như dầu đặc, mầu trắng hoặc vàng nhạt, dần dần biến thành mầu vàmg sẫm rồi đỏ nhạt, cuối cùng là đỏ sẫm. Có hình dạng từng cục, từng khối, ngoài vỏ đỏ nâu, trong sáng bóng có đốm trắng, khó tán bột, mài với nước trắng như sữa; phơi nắng thì hoá mềm dẻo và thơm, đốt vào lửa không chảy nhưng cháy có mùi thơm nồng.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Thu hoạch từ tháng 7 - 9 là tốt nhất, khi đó lượng Một dược nhiều, phẩm chất tốt; năm sau, từ tháng 1 - 3 lại có thể thu hoạch được. Nhựa cây thường có từ vết nứt tự nhiên ở vỏ cây chảy ra, muốn tăng khối lượng nhựa, người ta rạch sâu vào vỏ thân và cành to. Nhựa mới chảy ra thành giọt, sền sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, dần dần biến thành khối cục cứng trong không khí, có màu vàng sẫm, màu nâu vàng hoặc có khi màu đỏ nhạt, cuối cùng là đỏ sẫm. Thu lấy khối nhựa, loại bỏ tạp chất.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 30g Một dược dùng 1g Đăng tâm), hoặc sao qua với đăng Tâm rồi tán (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
+ Đậy kín, tránh ẩm, để nơi khô ráo.
4. Thành phần:
+ Trong Một dược có chất dầu keo, chất keo, tinh dầu (Trung Dược Học).
+ Heerabomyrrholic acid, Commiphoric acid, Commiphorinic acid, Heerabomyrrhol, Heeraboresene(Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Dược Vật Nghiên Cứu, Trung Thảo Dược Hữu Hiệu Thành Phần Đích Nghiên Cứu , Bắc Kinh 1972 : 396).
+ Commiferin (Dư Quốc Quân, Dược Tài Học 1963 : 377).
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Dược Tính Luận).
+ Vị đắng, cay, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính bình (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Tâm, Can (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vào 12 kinh (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bênh ngoài da và tác dụng hạ mỡ trong máu (Trung Dược Học).
Tác Dụng:
+ Phá trưng, tán khách huyết, tiêu thũng độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Tán huyết, tiêu thũng định thống, sinh cơ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hành kinh, hoạt huyết, thanh Tâm Can trệ (Dược tính Khảo).
Chủ trị:
+ Hoạt huyết, tiêu ung, bài nùng, chỉ thống, tiêu thủng, sinh cơ, thống kinh, bế kinh, đau vùng lưng và chứng đau do phong thấp tý, do chấn thương ngã té sưng, đau, trường ung, nhọt lở khó lành miệng (Trung Dược Học).
+ Tan máu, tiêu sưng, giảm đau, thu miệng nhọt. Trị ung nhọt sưng đau, bị ngã tổn thương, bế kinh sinh báng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Là thuốc kiện Vị, khu phong. Dùng trị rối loạn tiêu hoá, táo bón (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
7. Kiêng kị:
+ Dùng thận trọng đối với bệnh nhân có bệnh dạ dày (Trung Dược Học).
+ Phụ nữ có thai không nên uống. Đau mà không do ứ huyết đình trệ không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Trị bị đánh đập tổn thương ở trong, gân xương đau nhức: Một dược, Nhũ hương, Xuyên khung, Xuyên tiêu, Xích thược, Đương quy, Tự nhiên đồng. Tán bột, trộn với sáp ong làm viên (Một Dược Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị đau dạ dày, phụ nữ bế kinh, thống kinh: Một dược 5g, Diên hồ sách 10g, Hương phụ 6g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 8-10g, ngày uống 2-3 lần với nước nóng hoặc rượu nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau dạ dày, phụ nữ bế kinh, thống kinh: Một dược, Hồng hoa đều 5g, Diên hồ sách, Đương quy đều 10g, tán bột, mỗi lần uống 6-10g, ngày 2 lần với rượu nóng hoặc nước ấm (Một Dược Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mụn nhọt sưng đau: Nhũ hương, Một dược đều 5g, Xa hương 0,1g, Hùng hoàng 3g. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2 lần với nước ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Làm sạch mủ, sinh cơ, mau lành miệng: Nhũ hương, Một dược đều 10g, tán bột, đắp vào vết thương (Hải Phù Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị té ngã sưng đau: Một dược, Nhũ hương đều 5g, Bạch truật, Đương quy, Bạch chỉ đều 10g, Nhục quế, Cam thảo đều 3g. Tán bột, mỗi lần uống 6g-10g, ngày 3 lần với rượu (Nhũ Hương Một Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị lipit huyết cao: Một dược, chế thành viên bọc nhựa (Một dược 0,1g), ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2-3 viên, liệu trình 2 tháng. Kết quả cho thấy Một dược có tác dụng hạ mỡ trong máu (Trung Y Tạp Chí 1988, 6:36).
+ Trị chấn thương lưng gây đau cấp: Một dược, Nhũ hương, lượng bằng nhau, tán bột mịn, dùng 30% rượu chế thuốc thành hồ, đắp vùng đau 1-2 lần/ngày thường 3-5 ngày là khỏi (Hà Nam Trung Y Học Viện Học Báo 1980, 3:38).
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: