Ngọc Trúc

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Ngọc Trúc: ( Rhizoma Polygonati odorati ) + Tên khác: Nữ ủy, Uy nhuy.  + Cây thuốc: Là cây thảo cao 20-50 cm. Thân có gốc, phía dưới trần, phía trên mang lá mọc so le hướng lên trên về cùng một phía của thân, hầu như không cuống, có gân không phân nhánh đồng qui. Hoa thuôn, mọc thõng, riêng lẻ hay từng đôi trên cùng một cuống, ở nách những lá phía trên, về phía kia của thân so với lá. Mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa dính nhau thành một ống màu trắng, viền xanh. Quả mọng tròn,...

1. Ngọc Trúc: ( Rhizoma Polygonati odorati )

+ Tên khác: Nữ ủy, Uy nhuy. 

+ Cây thuốc: Là cây thảo cao 20-50 cm. Thân có gốc, phía dưới trần, phía trên mang lá mọc so le hướng lên trên về cùng một phía của thân, hầu như không cuống, có gân không phân nhánh đồng qui. Hoa thuôn, mọc thõng, riêng lẻ hay từng đôi trên cùng một cuống, ở nách những lá phía trên, về phía kia của thân so với lá. Mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa dính nhau thành một ống màu trắng, viền xanh. Quả mọng tròn, đen - lam, chứa 3-6 hạt vàng có chấm sáng. Cây sống dai do có thân rễ, hàng năm cho ra nhánh khi sinh ở chồi ngọn và khi nó rụng đi để lại vết sẹo như vòng trên thân rễ. Hoa tháng 4-6, quả tháng 8-10.

+ Dược liệu: Vị thuốc Ngọc trúc hình trụ tròn, hơi dẹt, ít phân nhánh, dài 4 – 18 cm, đường kính 0,3 - 1,6 cm. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng hoặc hơi vàng nâu, trong mờ, có vân nhăn dọc và vòng đốt tròn hơi lồi, có vết sẹo của rễ con, dạng điểm tròn, màu trắng và vết thân dạng đĩa tròn. Chất cứng giòn hoặc hơi mềm, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có tính chất sừng. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt, nhai có cảm giác nhớt dính.

+ Phân bố: Cây của châu Âu, Bắc Đông và Tây châu Á. Ở nước ta, cũng gặp cây mọc hoang ở chỗ ẩm ướt trong rừng miền núi: Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.

+ Xuất xứ: Hồ Nam, Trung Quốc. 

+ Bộ phận dùng: Thân, rễ .

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hái vào mùa thu, đào thân rễ về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đem phơi héo, hay đồ qua rồi lăn cho mềm, phơi cho khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (nếu bẩn), thái đoạn ngắn, phơi khô dùng.

+ Theo Trung y: Gọt bỏ vỏ và mắt, rửa sạch, dùng nửa mật nửa nước ngâm một đêm, đồ chín, sấy khô dùng (Lôi Công).

Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc, sâu mọt.

4. Thành phần:

+ Trong thân rễ Ngọc trúc có adoratan, polygonatum-fructan-O,A,B,C,D và azetidin-2-carboxylic acid.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn.

Quy kinh: Vào kinh Phế và Vị.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý: Chưa có tài liệu nào nghiên cứu.

Tác dụng: Dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân, chỉ khát, bổ khí huyết, trừ phong thấp.

Chủ trị:

Trị trúng phong nhiệt, ho suyễn, phiền khát, hư lao phát nóng, tiêu hóa.

+ Trị trúng phong nhiệt, ho suyễn, phiền khát, hư lao, phát nóng ở tiêu hóa.

+ Chữa lao phổi, viêm màng phổi do lao, trị ho, táo kết, ra mồ hôi trộm, cơ thể suy nhược.

+ Chữa thấp khớp, chữa đau mắt đỏ.

7 . Kiêng kỵ: Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp không nên dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Chữa âm hư phát sốt, ho khô, miệng khô họng ráo : Ngọc trúc 16g, Mạch môn, Sa sâm đều 12g, Cam thảo dây 8g, sắc uống.

+ Chữa mắt đau đỏ, thấy hoa đen, mù tối: Ngọc trúc 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Thảo quyết minh sao, Cúc hoa, mỗi vị 10g, Bạc hà 2g, nấu xông hơi và uống.

+ Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực: Cao Sâm Trúc, Đảng sâm 12g, Ngọc trúc 20g, sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày. (bài thuốc của Bệnh Viện Tây uyển Bắc kinh)

+ Trị bệnh thấp tim: Thuốc có tác dụng cường tim, tư dưỡng khí huyết, thường phối hợp với Kỷ tử, Long nhãn nhục, Mạch đông, Sinh khương, Đại táo. Nếu huyết áp thấp gia Chích thảo, trường hợp suy tuần hoàn phải gia Phụ tử, Quế nhục, trường hợp mạch nhanh huyết áp hơi cao, cần thận trọng lúc dùng.

+ Trị chứng ngoại cảm (có triệu chứng ho, phế táo) ở bệnh nhân vốn âm hư: Gia giảm Ngọc trúc thang (thông tục Thương hàn luận): Ngọc trúc 12g, Hành tươi 3 củ, Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Bạc hà 4g ( cho sau), Chích thảo 2g, Bạch vị 4g, Táo 2 quả, sắc nước uống.

+ Trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi, ho do phế táo : dùng Ngọc trúc nhuận phế cùng kết hợp với Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc.

+ Trị các chứng âm hư nội nhiệt, hoặc bệnh nhiệt phạm đến phần âm, sốt ho khan, miệng khô, đau họng:  

- Bài 1: Ngọc trúc 12g, hành sống 3 cây, cát cánh 6g, bạch vị 4g, đậu xị 16g, bạc hà 6g, chích thảo 3g, hồng táo 2 quả. Sắc uống. Trị âm hư, cảm mạo.

- Bài 2: Thang ngọc trúc mạch môn đông: ngọc trúc 16g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, cam thảo 8g. Sắc uống: Trị chứng phổi và dạ dày khô nóng phạm đến phần âm, họng khô, miệng khát.

+ Trị chứng phế vị táo nhiệt (phổi và dạ dày khô nóng), tân dịch khô, miệng khát, dạ dày rất nóng, ăn nhiều chóng đói. Dùng Thang ích vị: sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống. Trị sốt cao cuối kỳ còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát.

+ Trị chứng phổi khô nóng sinh ho, họng khô, đờm đặc không khạc ra được.

Bài 1: Ngọc trúc 20g, sa sâm 8g, ý dĩ nhân 16g. Sắc uống. Trị ho lao, ho khan, đờm ít.

- Bài 2: Thang sa sâm mạch đông: sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Ghi chú: Người dương suy, âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không được dùng