Ngũ Bội Tử

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Ngũ Bội Tử: (Galla chinensis ) + Tên khác: Diêm phu, diệp thượng cầu tử, Bách thương trùng, Văn cáp, Mộc phụ tử, Tất bội tử, Hồng hoa đào, Tảo bội tử, Mã diêm bao ,Muối, Diêm phù mộc, Bầu bí, Chu môi, Đìu khụi, Bơ pật (Thái), Mạy piệt (Tày), Dã sơn, Sơn bút + Cây thuốc: Cây muối là một cây nhỏ cao từ 2-8m. Lá mọc so le, kép dìa lẻ, gồm 7-14 lá chét. Cuống lá chung có dìa như cánh, trên có những lông ngắn màu vàng nâu nhạt. Lá chét không cuống hình trứng, mép có răng cưa...

1. Ngũ Bội Tử: (Galla chinensis )

+ Tên khác: Diêm phu, diệp thượng cầu tử, Bách thương trùng, Văn cáp, Mộc phụ tử, Tất bội tử, Hồng hoa đào, Tảo bội tử, Mã diêm bao ,Muối, Diêm phù mộc, Bầu bí, Chu môi, Đìu khụi, Bơ pật (Thái), Mạy piệt (Tày), Dã sơn, Sơn bút

+ Cây thuốc: Cây muối là một cây nhỏ cao từ 2-8m. Lá mọc so le, kép dìa lẻ, gồm 7-14 lá chét. Cuống lá chung có dìa như cánh, trên có những lông ngắn màu vàng nâu nhạt. Lá chét không cuống hình trứng, mép có răng cưa to, thô, dài 5-14cm, rộng 2.5-9cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành, dài 20-30cm. Hoa nhỏ, màu trắng sữa. Quả hạch màu cam đỏ, một hạt. Mùa hoa các tháng 8-9, mùa quả tháng 10 Khi cành non và cuống lá cây này bị một giống sâu đục thì sẽ xuất hiện những chỗ sùi lên hình dạng khác nhau dài từ 3-6cm, khi thì giống quả trứng nhỏ, khi thì lại có nhiều nhánh. Trên mặt có lông mị, ngắn màu xám nhạt, có chỗ màu đỏ nâu. Khi bẻ ta thấy dày 1-2mm, cứng bóng như sừng. Trong có những lông nhỏ trắng sợi len và mảnh như con sâu. Những chỗ sùi này được gọi là bầu bí, măc piêt, ngũ bội.


 

+ Dược liệu: Ngũ bội tử là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội Schlechtendalia sinensisBell gây ra trên cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc Rhus semialata Murray thuộc họ Đào lộn hột.

+ Phân bố: Ở nước ta, Ngũ bội tử chỉ mới có nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn (Nước Hai, Nguyên Bình, Sóc Giang), Hà Giang (Quảng Bạ). Lào Cai có một ít. Có thể một số vùng Tây Bắc gần biên giới Trung Việt cũng có. Tại nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến v.v...) cũng có. 

+ Xuất xứ: Quý Châu, Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Tổ đã phơi hay sấy khô của sâu Schlechtendalia chinensis Bell., ký sinh trên cây Muối (Rhus sinensis Mill.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).

2. Thu hái - sơ chế:

+ Vào khoảng tháng 5-6, con sâu ngũ bội từ những cây trung gian hay đến cây muối hay cây diêm phu mộc, chích vào cành non và lá cây này, rồi đẻ trứng. Có thể do những chất kích thích tố đặc biệt của trứng và sâu non, những tế bào của cây phát triển đặc biệt, bất thường thành ngũ bội, vào khoảng tháng 9 người ta hái về, hấp nước sôi từ 3-5 phút để giết chết con sâu ở trong phơi khô là được.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

–   Đập nát ra dùng.

–   Có thể tán bột, thêm hồ làm viên bằng hạt đậu xanh; ngày uống 15 – 20 viên (trị tả lỵ).

+ Theo Trung y:

- Thu hái về nấu cho chết những thứ sâm bám ở trong, phơi khô, khi dùng đập nát.

Bảo quản:

+  Dễ bảo quản, chỉ cần tránh làm vụn nát.

4. Thành phần:

+ Ngũ bội tử của ta, có thành phần hóa học giống ngũ bội tử Trung Quốc. Độ ẩm 13,47%, chất tan vào nước gồm có tanin 43,20%, không tanin 13,20%, chất không tan 30,13%. Trong khi đó ngũ bội tử Trung Quốc có độ ẩm 13,27%, chất tan trong nước gồm tanin 42,5%, không tanin 10%, chất không tan 34,23%. 

+ Nếu trừ độ ẩm đi rồi, tỷ lệ tanin của ngũ bội tử Việt Nam là 50%, loại tốt lên tới 60-70%, có khi tới 80%. 

+ Tanin ngũ bội tủ còn gọi là axit galotanic. Thành phần hóa học chủ yếu là penta m.digaloylglucoza trong đó một phân tử glucoza được kết hợp với 5 phân tử axit digalic, có khi một phần tanin gồm một phân tủ glucoza kết hợp với axit elagic hay axit galic. 

+ Phân tử các tanin đó thường biểu thị chung là C76H52O46. Thủy phân axit sẽ cho axit galic. 

+ Ngoài tanin ra, trong ngũ bội tử còn có axit galic tự do, 2-4% chất béo, nhựa và tinh bột. Khi chất tanin của ngũ bội tử tác dụng lên feric clorua sẽ cho màu lam đen, nếu dùng thuốc thử Braemer (dung dịch natri tungstat và natri axetat lg trong l0ml nước) sẽ có màu vàng nâu hay màu vàng. 

5. Tính vị- quy kinh:

Tính vị:

+ Vị đắng chua, bình, không độc (Sách Khai báo bản thảo).

+ Vị chua mặn bình, không độc (Sách Bản thảo cương mục).

+ Vị mặn chua sáp hàn (Sách Bản thảo bị yếu).

Quy kinh:

+ Nhập Đại trường kinh. (Sách Lôi công bào chế dược tính giải)

+ Nhập thủ thái âm, túc dương minh kinh (Sách Bản thảo kinh sơ).

+ Nhập 3 kinh Can, Phế, Thận (Sách Bản thảo tái tân ) 

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Chủ yếu do chất tanin. Tanin có tính chất làm tủa protit. Tổ chức của da, niêm mạc, vết loét tiếp xúc với tanin sẽ tủa và đanh lại, tạo thành một lớp cứng làm máu đông lại, ngừng chảy, do đó có tác dụng cầm máu. Tế bào của các hạch phân tiết cũng bị đông và làm giảm sự bài tiết các dịch, niêm mạc được khô ráo. Đầu dây thần kinh cũng bị cứng lại, do đó hơi có tác dụng gây tê. 

+ Tanin còn có tác dụng tủa với các chất ancaloit, làm giảm sự hấp thụ, do đó có thể dùng làm thuốc giải độc. 

Tác dụng:

Liễm Phế, giáng hoả, chỉ huyết, chỉ tả, sáp tràng, chỉ hãn, tẩy độc, giảm sưng.

Chủ trị:

+ Trị ho do phế hư, trị lỵ lâu ngày, trị lở loét, hay đổ mồ hôi ban đêm, dễ đổ mồ hôi.

+ Cầm máu, trị tiểu ra máu, chảy máu nội tạng.

7. Kiêng kỵ:

+ Có thực nhiệt không dùng. Người có máu đặc, cao áp huyết không dùng

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên: Ngũ bội tử 6g sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày, nhịn ăn đối với bệnh nhân nôn máu, trường hợp không nôn ăn chế độ lỏng, huyết sắc tố dưới 7g, cho truyền máu. Mỗi ngày theo dõi phân và làm thử nghiệm máu của phân.
 

+ Trị di tinh: Dùng bột mịn Ngũ bội tử trộn với nước muối sinh lý thành hồ lỏng phết vào miếng cao dán 3x4cm dán vào huyệt Tứ mãn (huyệt ở vị trí dưới rốn 2 thốn ngang ra mỗi bên 0,5 thốn), 3 ngày thay 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình.

+ Trị sẹo do bỏng: Ngũ bội tử 8 - 100g tán bột mịn, giấm đen 250ml, Ngô công 1 con tán bột, Mật ong 18g, trộn đều thành cao, phết vào vải đen dán vùng sẹo, 3 - 5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo mềm và băng lại, hết triệu chứng, chức năng hồi phục.

+ Trị tưa miệng (muguet): Bột Ngũ bội tử 20g, Băng phiến 3g, tán bột mịn trộn đều thổi vào vùng bệnh, ngày 2 lần.

+ Trị trĩ: Ngũ bội tử 500g, tán vụn (sạch), ngâm vào 52,5% cồn 1000ml, bỏ vào lọ bịt kín giữ trong 1-2 tháng, lọc nấu sôi vô trùng. Sau khi vô trùng hậu môn vùng trĩ, trực tiếp chích vào búi trĩ, bên trong uống thanh nhiệt chỉ huyết thông tiện, giữ không cho táo bón, sau khi đi tiêu ngâm rửa hậu môn với thuốc tím, thay thuốc dán cao Hoàng liên cho đến khi trĩ rụng, miệng lành.

+ Trị mồ hôi đêm: Bột Ngũ bội tử làm thành hồ đắp lên rốn bệnh nhân trước lúc ngủ.

+ Trị đau bụng tiêu lỏng: Ngũ bội tử tán bột làm viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15 - 20 viên với nước Bạc hà.

+ Trị đái dầm: Ngũ bội tử giã nhỏ thêm nước thành hồ đắp vào rốn.

+ Chữa đau bụng ỉa lỏng: Ngũ bội tử tán bột, thêm hồ vào, viên thành viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15-20 viên, dùng nước pha bạc hà mà uống thuốc.

+ Trẻ con đái dầm: Ngũ bội tử giã nhỏ, thêm nước cho dính đắp vào rốn.

+ Trẻ con bị trớ: Ngũ bội tử 3g, một nửa để sống, một nửa nướng chín, trich cam thảo 20g, tất cả tán nhỏ. Mỗi lần dùng 2g bột này, dùng nước cơm hay nước cháo mà chiêu thuốc.