Ngũ Vị Tử

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Ngũ Vị Tử: (Fructus Schisandrae ) + Tên khác: Huyền cập, Ngũ mai tử, Sơn hoa tiêu. + Cây thuốc: Ngũ Vị Tử là cây leo thân gỗ, màu nâu sẫm, kẽ sần sùi, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le trên cành dài, chụm vòng trên cành ngắn, phiến lá hình trứng ngược, mép khía răng nhỏ và thưa. Hoa đơn tính màu trắng sẫm hay phớt hồng, có mùi thơm mát dịu. Lúc kết quả, trục hoa kéo dài, quả thật tròn mọc phân tán thành chùm, màu đỏ thẫm; mỗi quả chứa 2 hạt nhẵn. Mùa hoa tháng 5-6,...

1. Ngũ Vị Tử: (Fructus Schisandrae )

+ Tên khác: Huyền cập, Ngũ mai tử, Sơn hoa tiêu.

+ Cây thuốc: Ngũ Vị Tử là cây leo thân gỗ, màu nâu sẫm, kẽ sần sùi, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le trên cành dài, chụm vòng trên cành ngắn, phiến lá hình trứng ngược, mép khía răng nhỏ và thưa. Hoa đơn tính màu trắng sẫm hay phớt hồng, có mùi thơm mát dịu. Lúc kết quả, trục hoa kéo dài, quả thật tròn mọc phân tán thành chùm, màu đỏ thẫm; mỗi quả chứa 2 hạt nhẵn. Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9.

+ Dược liệu: Vị thuốc Ngũ Vị Tử là quả hình tròn dẹt, đường kính 0,5-0,8cm. Vỏ ngoài mầu đỏ, đỏ tím hoặc đỏ tối, nhăn, có dầu ẩm. Cùi quả mềm nhuyễn, trong có 1-2 hạt. Hạt hình quả thận, mặt mầu vàng nâu, bóng, cứng, nhân mầu trắng. Cùi quả mùi hơi nhẹ nhưng đặc biệt, vị chua. Đập vỡ hạt ngửi thấy mùi thơm, vị cay và đắng (Dược Tài Học).

+ Phân bố: Cây mọc hoang ở các nước phương Bắc, được trồng ở Trung Quốc. Nước ta chưa thấy cây này. Ngũ vị tử hiện nay ta còn phải nhập của Trung Quốc.

+ Xuất xứ: Cát Lâm, Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Quả khô còn bột. Thứ hột sắc đen là bắc Ngũ vị tử (Schizandra chinensis Baill) tốt hơn thứ hột đỏ nam Ngũ vị tử (Kadsura japponica Lin). Quả mầu đỏ tía, to, cùi dầy, có dầu ẩm và bóng là loại tốt.

2. Thu hái - sơ chế: Khi quả chín (mùa Thu), hái về, nhặt bỏ cành và tạp chất, phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y:

- Lấy dao đồng bổ đôi, tẩm mật đồ 3 giờ, ngâm nước tương một đêm, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

- Làm thuốc bổ thì dùng chín (Bản Thảo Cương Mục).

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giã dập. Dùng trong hoàn tán thì sắc lấy nước đặc áo viên thuốc để tránh cố tinh.

- Muốn thu liễm thì dùng sống. Muốn cho 5 vị đều xuất hiện thì nghiền nhỏ mà dùng. Muốn bột nhiều thì đập nát, chứng với mật và rượu, để tăng vị ngọt mà giải bớt tính vị chua, liễm mạnh, nhanh của nó (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Bảo quản: Để chỗ khô ráo, râm, tránh sâu mọt.

4. Thành phần:

+ Tinh dầu, acid hữu cơ, vitamin C, đường, chất béo.

Verbealin, saonins, gomisin, sesquycarene, vitamin A, C, E, deoxyschizanrin, schzandrol, citral.

5. Tính vị- quy kinh:

Tính vị:

+ Vị chua, tính ấm (Trung Dược Học).

Quy kinh:

+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Nước sắc Ngü vị tử có tác dụng kích thích nhiều phần của hệ thần kinh trung ương (cột sống và não) ở ếch. Thuốc làm cường và thư gĩan nhanh nơi những người tình nguyện có cơ thể bình thường. Tác dụng kích thích trên những phản xạ có điều kiện và đị6n tâm đồ yếu hơn so với chất Caffein (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Nước sắc Ngũ vị tử kích thích hô hấp qua tác động trực tiếp trên hệ thống thần kinh trung ương. Thuốc được dùng để hỗ trợ hô hấp bị suy do dùng Morphin (Trung Dược Học).

+ Tác động đối với hệ thần kinh ngoại biên: Uống hoặc chích vào khoang bụng chuột nhắt chất Schizandrin thấy có tác dụng kích thích hệ thống tiết ra chất Cholin, liều nhỏ có tác dụng kích thích tiếp nhận chất Nicotin (Trung Dược Học).

+ Tác động đối với hệ tim mạch: Cách chung, Ngũ vị tử không có tác dụng đối với áp huyết. Khi chích tĩnh mạch lượng lớn Ngü vị tử thì thấy hạ huyết áp. Tác dụng này không xảy ra nếu bỏ chất Acidic tự nhiên đi. Dịch chiết Alcol của Ngũ vị tử có tác dụng giãn mạch (Trung Dược Học).

+ Tác dụng lên tử cung: Nước sắc Ngũ vị tử có tác dụng kích thích đồng nhất trên tử cung thỏ cô lập, dù có thai hoặc không có thai hoặc sau khi sinh. Tác dụng chính là tăng cường nhịp co thắt. Thuốc được dùng để hỗ trợ việc trục (phá) thai.

+ Tác dụng chuyển hóa: Hầu hết các báo cáo đều xác định rằng nước sắc Ngũ vị tử làm tăng tác dụng dự trữ Glycogen và Glucose ở gan cüng như tăng mức acid Lactic. Một số báo cáo khác cho biết không có tác dụng đối với Glucose. Một số báo cáo khác cüng cho thấy sự khác biệt của nước sắc Ngũ vị tử đối với khả năng dùng Oxy ở thận, gan hoặc não. Thuốc có tác dụng tăng sự hấp thụ chất P32 từ vết vị trường, tăng sự tập trung ở tạng phủ, tăng cường hoạt động của Phosphate (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với cảm giác: Nước sắc Ngũ vị tử làm tăng nhãn lực và nhãn trường nơi người bệnh lãn người bình thường tình nguyện. Thuốc cüng làm tăng độ nhận biết của xúc giác (Trung Dược Học).

+ Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da: Cho 102 bệnh nhân gan viêm uống bột Ngũ vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%. Những bệnh nhân này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khỏang 72%. Thời gian rung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).

+ Điều trị suy nhược: Còn chiết xuất Ngũ vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đầ đau, mất ngủ, chóng mật, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).


 

+ Độc Tính: Đối với chuột, liều ngộ độc bằng đường uống là 10-15g/kg. Dấu hiệu ngộ độc quá liề là mệt mỏi, mất ngủ, khó thở (Trung Dược Học).

+ Nhiệt thịnh: Không dùng (Trung Dược Học).

+ Ho giai đoạn đầu, mới phát ban: Không dùng (Trung Dược Học).

Tác dụng:

+ An thần, liễm phế, bổ thận, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau các bệnh sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực, tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ.

Chủ trị:

+ Trị các chứng ho mạn tính, suyễn.

+ Tác động đến hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, phế, tim mạch, tác dụng kháng khuẩn, điều trị suy nhược cơ thể.

+ Trị đổ mồ hôi ban đêm, hay khát nước, sinh tân dịch.

+ Cầm tiêu chảy do tỳ khí suy yếu, đại tiện sống.

+ An thần, dưỡng tâm mạch, trị hay bị hồi hộp, giật mình.

7. Kiêng kỵ:

+  Tiểu giắt, bí tiểu do thấp nhiệt không dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

 + Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da: Cho 102 bệnh nhân viêm gan uống bột Ngũ vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%. Những bệnh nhân này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khoảng 72%. Thời gian trung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).

+ Điều trị suy nhược: Còn chiết xuất Ngũ vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mật, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).

+ Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm): Bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với đại táo làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên.

+ Chữa thận dương hư, hoạt tinh: Tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước : Đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang