Nhục Đậu Khấu

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Nhục Đậu Khấu: (Semen Myristicae) + Tên khác: Nhục quả (Cương mục), Ngọc quả (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), Già câu lắc (Bản thảo thập di), Đậu khấu (Tục truyền tín phương). + Cây thuốc: Nhục đậu khấu là cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, thân nhẵn, lá xanh tốt quanh năm. Cuống lá dài 7-10mm, phiến lá hình mác rộng hay hình trái xoan dài 15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên. Hoa khác gốc, màu vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, đường kính 5cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2...

1. Nhục Đậu Khấu: (Semen Myristicae)

+ Tên khác: Nhục quả (Cương mục), Ngọc quả (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), Già câu lắc (Bản thảo thập di), Đậu khấu (Tục truyền tín phương).

+ Cây thuốc: Nhục đậu khấu là cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, thân nhẵn, lá xanh tốt quanh năm. Cuống lá dài 7-10mm, phiến lá hình mác rộng hay hình trái xoan dài 15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên. Hoa khác gốc, màu vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, đường kính 5cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, trong có 1 hạt có vỏ dày cứng, bao bọc bởi 1 áo hạt có vỏ màu hồng bị rách.

+ Dược liệu: Hạt hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 2 –3 cm, dường kính 1,5 – 2,5 cm. Mặt ngoài màu nâu tro hoặc vàng xám, có khi phủ phấn trắng, có rãnh dọc, mờ nhạt và nếp nhăn hình mạng lưới không đều. Có rốn ở đầu tù (rốn ở vị trí rễ mầm) cho thấy một điểm lồi tròn, màu nhạt. Hợp điểm lõm và tối, noãn nhăn dọc nối hai đầu hạt. Ngoài cùng là lớp vỏ hạt rồi đến lớp ngoại nhũ sát lớp vỏ hạt. Cây mầm nằm trong một khoang rộng. Chất cứng, mặt gãy hiện ra vân hoa đá, lẫn với màu vàng nâu, đầu tù, có thể thấy phôi nhăn, khô, nhiều dầu, mùi thơm nồng, vị cay.

+ Phân bố: Cây có nguồn gốc từ các đảo Ceram và các đảo khác của Nam quần đảo Moluques được đưa vào trồng ở các vùng nóng và đã được thuần hoá. Ở miền Nam nước ta và ở Campuchia cũng có trồng nhưng tương đối hiếm.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Nhân, vỏ giả của nhân.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Trồng được 7 năm thì có quả. Cây cho quả trong vòng 60-70 năm. Mỗi năm thu hoạch hai lần vào tháng 5-6 và 11-12. Sau khi hái quả, bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi, sấy khô, dùng làm thuốc với tên là Nhục quả y hay Ngọc quả hoa. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80 độ cho đến khi lắc nghe tiếng lọc sọc thì có thể đem đập lấy nhân Nhục đậu khấu.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Nhục đậu khấu sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

+ Nhục đậu khấu lùi (ổi Nhục đậu khấu): Lấy bột mỳ hoà vào lượng nước thích hợp, cho Nhục đậu khấu khuấy đều để tạo lớp áo hoặc tẩm ẩm Nhục đậu khấu cho vào nồi bao, vừa quay nồi bao vừa cho bột mỳ và phun nước vừa, hơ nóng nhẹ để tạo 3 - 4 lớp bao bột mỳ. Cho Nhục đậu khấu đã chuẩn bị ở trên vào chảo cát hoặc Hoạt thạch nóng, sao cho đến khi lớp Bột mỳ có màu xém, sàng bỏ cát hoặc Hoạt thạch, bỏ vỏ Bột mỳ và để nguội. Dùng 50 kg Hoạt thạch cho 100 kg Nhục đậu khấu.

Bảo quản:

+ Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

4. Thành phần:

+  Hạt chín khô chứa 5-10% dầu bay hơi và 25-40% dầu cố định. Nhân hạt chứa 23-27% một chất béo, gọi là bơ Nhục đậu khấu màu vàng đỏ, vị đắng, 2-3% dầu bay hơi, acid myristic và tinh bột. Bơ chứa 10-12% nhiều chất béo trong đó myristin khi savon hoá sẽ cho glycerin và acid myristic. Dầu bay hơi không màu, có mùi nồng, đậm và có tính nhớt. Áo hạt chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin, cũng chứa các chất béo tương tự như ở hạt. Lá chứa 0,41-0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,50% tinh dầu bao gồm 80% a-pinen và 10% myristicin.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị Cay, tính ấm

+ Vị đắng, cay (Dược tính luận)

+ Vị cay, tính ấm, không độc (Hải dược bản thảo)

+ Vị đắng cay mà xáp, tính ấm (Bản thảo chính)

Quy kinh: 

+ Kinh tỳ, đại tràng.

+ Kinh thủ dương minh (Thang dịch bản thảo).

+ Kinh phế, vỵ (Lôi công bào chế dược tính giải).

+ Kinh tỳ, vị, đại tràng (Bản thảo sơ kinh).

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tinh dầu có mùi thơm dùng ít tăng bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ruột giúp ăn ngon (liều rất ít 0,03 - 2ml).

+ Liều lượng tinh dầu Nhục đậu khấu làm say tê rõ rệt. Người uống 7,5g bột Nhục đậu khấu có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nói sảng, hôn mê, uống quá liều đã có trường hợp gây tử vong.

+ Trên thực nghiệm ở mèo, liều gây tê mê thường là độc dẫn đến suy gan. Độc tính của thuốc: trên mèo thực nghiệm, với liều 1,9g/kg thường gây nhiễm độc gan (kiểm tra sinh thiết). Trên người với liều uống bột thuốc 7,5g gây độc có triệu chứng kích thích thần kinh, nói sảng. Chất gây độc chủ yếu là thành phần Myristicin.

Tác dụng:

+ Ấm trung tiêu hạ khí, tiêu ăn, bền ruột. Trị tâm bụng chướng đau, hư tả, lãnh lỵ, nôn mửa, thức ăn cách đêm không tiêu.

+ Ấm tỳ vỵ, bền chặt đại tràng (Cương mục)

    Chủ trị:

    + Chủ trị trẻ con nôn ngược không bú sữa, đau bụng, trị thức ăn cách đêm không tiêu, đờm ẩm. (Dược tính luận)

    + Chủ tâm bụng đau giun, tỳ vị hư lạnh kiêm khí hư lạnh, lạnh nóng tiết tả do hư, lỵ trắng đỏ. Phàm lỵ dùng cháo trắng điều thuốc tốt, hoắc loạn khí hư dùng nước gừng tươi đưa thuốc. (Hải dược bản thảo)

    + Điều trung hạ khí ngừng tả lỵ, mở vỵ, tiêu ăn. Lớp vỏ mòng ngoài hạt hạ khí, giải độc rượu, trị hoặc loạn. (Nhật hoa tử bản thảo)

    + Ấm trung tiêu, trị tích lạnh tâm bụng chướng đau, hoắc loạn trúng ác, nôn rãi bọt, khí lạnh, tiêu ăn ngừng tiết tả, trẻ con miệng nôn trôn ỉa ra sữa. (Khai bảo bản thảo)

    + Trị tinh lạnh (Bản thao kinh độc)

    + Trị tiết tả do thận, trên thịnh dưới hư, mọi ngược xung lên, nguyên dương nổi lên mà đau đầu. (Bản thảo cầu nguyên)

    + Ấm tỳ vỵ, sáp xít ruột, ấm trung tiêu, hạ khí, tiêu ăn, trị vỵ lạnh tả lâu, bụng chướng đau, nôn mửa, thức ăn cách đêm không tiêu. (Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục)

    7. Kiêng kỵ:

    + Có bệnh cao máu, táo bón không dùng.

    + Tiêu chảy do nhiệt không dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị thủy thấp chướng như trống ăn, không ăn, bệnh có thể cho đi đại tiện: Nhục đậu khấu, Binh lang, Khinh phấn mỗi vị 1 phân, Hắc sửu 1,5 lạng. Nghiền nhỏ làm viên như hạt dậu xanh, mỗi lần uống 10 - 20 viên. Ngày uống 3 lần, uống sau ăn. (Tuyên Minh luận phương - Nhục đậu khấu hoàn)

    + Trị tỳ hư tiết tả, ruột reo, không ăn: Nhục đậu khấu 1 quả, khoét 3 lỗ rỗng, cho 3 cục nhũ hương nhỏ vào, lấy bột miến nặn kín, miến chín làm mức, bỏ miến giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g, uống cùng nước cơm, trẻ nhỏ dùng 2.5g. (Dương thị gia tàng phương - Nhục đậu khấu tán)

    + Trị thận hư yếu, đại tiện không thực, ăn không thiết: Nhục đậu khấu, Bột cốt chi, Ngũ vị tử, Ngô thù du. Tất cả các vị nghiền nhỏ, sinh khương 8 lạng, táo đỏ 50 quả, dùng nước 1 bát nấu gừng táo, bỏ gừng, nước cạn thì lấy thịt táo viên như hạt đồng, mỗi lần uống 50-70 viên. (Nội khoa trích yếu - tứ thần hoàn).

    + Trị tiết tả do tỳ, lý khí: Nhục đậu khấu 2 quả, dấm gạo hòa bột miến gói kín, đặt trong tro nước khiến vàng sém, cùng miến nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 2-3g. (Tục truyền tín phương)

    + Trị thủy tả vô độ, ruột reo, đau bung: Nhục đậu khấu bỏ vỏ, nghiền nhỏ 1 lạng, nước gừng tươi, miến trắng 2 lạng. 3 vị trên hòa trộn miến làm bánh gói bột nhục đậu khấu nước chín vàng, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3g, lúc đói uống cùng nước cơm, ngày 2 lần. (Thánh tễ tổng lục - Nhục đậu khấu tán)

    + Trị hoắc loạn nôn mửa không ngừng: Nhục đậu khấu (bỏ vỏ) 1 lạng, Nhân sâm 1 lạng (Bỏ bẹ, đầu), hậu phác 1 lạng (bỏ vỏ thô, đồ nước gừng tươi, nướng chín thơm) thuốc trên tán thô, mỗi lần uống 3g, nước 1 bát to, sinh khương 1/2 phân, gạo tẻ 1 nắm, sắc còn 5 phân, bỏ bã uống thay nước. (Thánh huệ phương)