Nữ Trinh Tử

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Nữ Trinh Tử: (Fructus ligustri lucidi ) + Tên khác: Bạch lạp thụ tử, nữ trinh, trinh nữ tử. + Cây thuốc: Nữ trinh tử là quả của cây Trinh nữ, là cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8-10cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10- 15 cm. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50 cm, có khi hơn rộng 7- 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song. Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40 cm;...

1. Nữ Trinh Tử: (Fructus ligustri lucidi )

+ Tên khác: Bạch lạp thụ tử, nữ trinh, trinh nữ tử.

+ Cây thuốc: Nữ trinh tử là quả của cây Trinh nữ, là cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8-10cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10- 15 cm. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50 cm, có khi hơn rộng 7- 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song. Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40 cm; lá bắc rộng hình thìa dài 7 cm, màu lục, đầu nhọn; hoa màu trắng pha hồng, dài 10 – 15 cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại; nhị 6; bầu hạ. Quả gần hình cầu (ít gặp). Mùa hoa quả tháng 8 – 9.

+ Dược liệu: Vị thuốc Nữ trinh tử là quả hình trứng hoặc hình bầu dục, có quả hơi cong, dài 0,7 - 1cm, đường kính khoảng 0,33cm. Vỏ ngoài màu đen gio, có vằn nhăn, hai đầu tròn tày, một đầu có vết của cuống quả.

+ Phân bố: Hiện nay ở nước ta nguồn nguyên liệu nữ trinh tử hầu như đều phải nhập khẩu, bởi loài cây này hầu như không thấy mọc ở ta mà chủ yếu có nhiều tại Trung Quốc.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô của cây Trinh nữ.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hái vào mùa thu, hầm và phơi nắng.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Sau khi thu hái có thể  hầm và phơi nắng hoặc chưng rượu dùng.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo tránh ẩm, mốc, mọt.

4. Thành phần:

+ Chứa acid oleanolic, mannitol, glucose, acid palmitic,...

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+  Vị ngọt, đắng, tính mát.

Quy kinh: 

+ Vào kinh can và thận.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Nữ trinh tử có tác dụng điều trị tiểu đường: Thí nghiệm sử dụng axit oleanolic từ Ligustrum Lucidum Ait được tiến hành trên cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường bởi Khoa Kỹ thuật Sinh học, Trường Cao đẳng Môi trường và Kỹ thuật Hóa học, Đại học Yanshan, Qinhuangdao, Trung Quốc. Kết quả cho thấy axit Oleanolic từ Ligustrum Lucidum Ait trinh nữ tử có tác dụng hạ đường huyết và hạ đường huyết và có thể kích thích giải phóng insulin, dẫn đến điều chỉnh nồng độ glucose và điều hòa chuyển hóa lipid.

+ Nữ trinh tử có tác dụng điều trị ung thư gan: Nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Ung bướu, Bệnh viện Long Hoa, Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải, Trung Quốc và Khoa Khoa học và Công nghệ, Bệnh viện Long Hoa, Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải, Trung Quốc đối với tế bào ung thư biểu mô tế bào gan người Bel-7402. Kết quả nghiên cứu cho thấy trinh nữ tử (quả cây Ligustrum lucidum Ait) là một loại thảo dược chống ung thư tiềm năng và việc sử dụng nữ trinh tử có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư tế bào gan.

+ Tác dụng điều hòa miễn dịch, chống oxi hóa, chống lão hóa và giảm tăng cholesterol trong máu.

+ Triết xuất saponin Ligustrum lucidum Ait có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nha chu.

Tác dụng:

+ Bổ Can và Thận, an ngũ tạng, mạnh lưng gối, thanh nhiệt, minh nhĩ mục.

    Chủ trị:

    + Trị lưng, đầu gối mỏi yếu, răng lung lay, làm đen râu tóc, sáng tai, sáng mắt.

    7. Kiêng kỵ:

    + Không dùng trong trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém hoặc dương suy.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị lưng đau, gối mỏi, đau nhức khớp, chuột rút: Trinh nữ tử 400g. Cho thuốc vào bình sạch, ngâm với 3 lít rượu ngon. Sau 5 ngày lấy ra dùng có tác dụng: Bổ thận, khu phong.

    + Làm mạnh lưng, gối, gân xương, tăng cường Thận âm, làm đen râu tóc: Nữ Trinh, Hạn liên thảo không kể nhiều ít, tán nhỏ, trộn với mật làm viên, hoặc trộn thêm với Tang thầm cao (cao nấu bằng trái Dâu), uống với nước muối, lúc đói.

    + Chữa các chứng suy nhược thần kinh, cao huyết áp có hội chứng bệnh lý Can thận âm hư: Hạn liên thảo 12g, Nữ trinh tử 12g, Ngưu tất 14g, Đỗ trong 12g. Sắc uống. Tác dụng: Ích Can thận, bổ âm huyết.

    + Trị âm hư, nội nhiệt, lưng gối đau mỏi, chóng mặt, hoa mắt: Nữ trinh tử 250g, Cẩu kỷ tử 200g, ngâm với 1,5 lít rượu uống ngày 3 ly nhỏ có tác dụng: Bổ thận, tư âm, dưỡng âm, minh mục.

    + Chữa đau lưng mỏi gối, tai ù, tóc rụng bạc sớm: Thục địa 30g, Hoài sơn 20g, Đơn bì 14g, Sơn thù 14g, Phục linh 12g, Trạch tả 10g, Nhục quế 4 – 6g, Phụ tử 4g có tác dụng: trị người lớn thận thủy suy, mệnh môn hỏa suy.

    + Trị âm hư nội nhiệt: Trinh nữ tử 20g, địa cốt bì 15g, mẫu đơn bì 15g, sinh địa 20g. Sắc uống.

    + Bổ can thận: Nữ trinh tử 30g, đương quy 30g, ngưu tất 30g, kỷ tử 30g, sinh địa 30g, thục địa 30g, thiên môn 30g, mạch môn 30g, đậu đen 50g, hà thủ ô 100g, rượu 3503.000ml. Cho các vị vào bình, đun sôi, tắt bếp và nút buộc kín miệng bình. Để ngâm 15 – 30 ngày; gạn lấy rượu để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30 ml. Tác dụng: bổ can thận, làm đen tóc.

    + Nhị chí hoàn: Nữ trinh tử 100g, hạn liên thảo 100g. Đồ chín và phơi; nếu làm được 9 lần (cửu chưng cửu sái) càng tốt. Sấy khô, tán bột, làm viên hoàn. Ngày uống 10 – 15g. Tác dụng: bổ thận, trị đau lưng, đầu váng mắt hoa.

    + Trị tăng huyết áp: Nữ trinh tử 12g, hà thủ ô chế 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sinh bạch thược 12g, hạn liên thảo 12g, sa uyển tật lê 12g, hy thiêm 12g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống.