-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Ô Tặc Cốt: (Os Sepiae)
+ Tên khác: Mai mực, Ô tặc cốt, Mặc ngư cốt, Lãm ngư cốt, Hải nhược bạch sự tiểu lại, Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, Mặc ô ngư, Ô ngư.
+ Con Mực: Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae. Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơi nhanh trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngược lại, bơi theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râu mực, ở quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ở mực. Ngoài 8 tay ngắn mực còn có hai tay dài hơn. Mặt trong các tay có rãnh dẫn tới miệng, với nhiều giác tròn, các giác bám có vòng cơ khỏe, bên trong lát một vàng bì dầy, có cuống ngắn. Nhờ vòng cơ khỏe, giác bám có thể co rút, do một nhánh thần kinh tay điều khiển. Các tay của mực là cơ quan vận động và bắt mồi. Phễu thoát nước ở Mực nằm ở chỗ tiếp giáp đầu và xoang áo, có dạng ống kính nón, thông với ngoài và với xoang áo. Hai bên phễu có hai vết lõm, khớp với hai mấu lồi sụn đóng mở khe xoang áo (khe bụng). Khi thành xoang áo co lại, hai van khép chặt, khe bụng khép kín, nước sẽ được tống ra ngoài qua phễu thoát nước. Khi thành xoang áo thôi co rút, nước lại dồn từ ngoài vào xoang áo qua khe bụng. Hoạt động này tạo nên lực đẩy mực di chuyển theo chiều giật lùi, chứ không tiến lên phía trước. Cách di chuyển này có lợi cho mực khi thấy kẻ thù hoặc con mồi phía trước mắt. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên, hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra và màu da luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng. Mực tập trung rất đông. Thức ăn của Mực là các loài trứng cá, tôm, cá con.
+ Dược liệu: Ô tặc cốt hình bầu dục dài, dẹt, gần phẳng, ở giữa dày. Mặt ngoài màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng màu trắng vàng trong. Mặt lưng màu trắng hay màu trắng vàng nhạt hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổi lên những hạt phân bố rất dày. Bụng màu trắng, có khi kèm màng mỏng trong suốt, màu vàng, ngoài ra còn có những lớp vân hình lượn sóng. Thể nhẹ, chất xốp, giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ cắt ngang có những vân nhỏ rõ rệt hình bình hành, hơi cong về phía lưng. Mùi hơi tanh, vị hơi mặn mà rít lưỡi. Mai mực khô, trong ngoài đều màu trắng, nguyên vẹn, không vỡ vụn là tốt.
+ Phân bố: Miền biển Việt Nam nơi nào cũng có Mực.
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Mai rửa sạch phơi hay sấy khô của con Cá mực (Sepia esculenta Houle), họ Cá mực (Sepiidae).
2. Đánh bắt - sơ chế:
+ Khai thác vào tháng 4-8. Lấy xương ra khỏi cá và phơi, sấy 24 giờ.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Sấy cho khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Rửa ngâm nước gạo 2 ngày 1 đêm, hàng ngày thay nước. Rửa lại, luộc một giờ (để (tiệt trùng), sấy khô. Khi dùng sao qua, tán bột.
+ Kinh nghiệm xưa:
- Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú).
- Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Kinh nghiệm hiện nay:
- Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học).
Bảo quản: Đựng lọ kín, để nơi khô ráo.
4. Thành phần: Calcium carbonate, calcium phosphate, magnesium chloridesodium chloride, ohitin.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị mặn, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Kháng acid tác dụng giảm đau: xương mực nang có chứa canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày, axit nôn và giảm các triệu chứng ợ nóng, loét mà còn thúc đẩy , cầm máu, giảm đau tại chỗ. Nó có thể được sử dụng như thuốc kháng acid. Các thí nghiệm cho thấy rằng: làm giảm sự kích thích bề mặt vết loét dạ dày, loét tiêu hóa cũng giảm , có thể tăng tốc chữa bệnh loét dạ dày ở chuột. Ngoài việc tác dụng tại chỗ đối với axit dạ dày, nhưng còn có tác dụng ức chế kháng cholinergic tiết acid dạ dày thuốc thần kinh, so với một số thuốc kháng acid thường được sử dụng khác.
+ Tác dụng cầm máu: Sau khi nó có chứa pectin, chất hữu cơ và vai trò của dịch dạ dày, bề mặt vết loét để tạo thành một màng bảo vệ, do chảy máu có xu hướng ngưng tụ, do đó hiện tượng đông máu. Mực bột xương xốp có thể được sử dụng như là chất cầm máu tại chỗ.
+ Vai trò đối với xương: thí nghiêm trên thỏ cho thấy , thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình lành xương và tự chữa các khiếm khuyết của xương, đặc biệt là vai trò của sự lão hóa của ô tặc cốt rõ ràng hơn.
+ Vai trò khác: ô tặc cốt sắc cho chuột, chuột ăn, sau đó cho Co60 chiếu xạ, có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ sống của các loài động vật; ô tặc cốt làm tăng serotonin cũng cho thấy một tác dụng có lợi, nhưng các tiểu cầu số lượng các thành phần DNA tủy xương và không có cải thiện đáng kể. Sửa chữa khiếm khuyết xương. tác dụng chống bức xạ. tác dụng chống khối u.
+ Ô tặc cốt với ma sát tốt và hấp phụ có thể không chỉ tiêu diệt tế bào biểu mô kết mạc bị bệnh, nó có thể hấp thụ các chất độc và vi khuẩn chảy máu và chất nhầy, nhưng tự nó không có tác dụng kháng khuẩn.
+ Người ăn chất độc mực mà có thể gây ra rối loạn đường ruột gây ra bởi chuyển động.
Tác dụng:
+ Làm se và cầm máu; cố tinh và trừ khí hư, chống toan hóa và giảm đau, làm lành vết loét.
+ Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng ức chế chất chua trong dịch vị và thấm thấp.
Chủ trị:
+ Trị đới hạ, bế kinh, đau dạ dày.
+ Xuất huyết: Dùng Hải phiêu tiêu với Thiến thảo, Tông lư thán và A giao, có thể dùng riêng Hải phiêu tiêu chữa chảy máu do chấn thương ngoài.
+ Thận kém biểu hiện như xuất tinh, hoặc khí hư: Dùng Ô tặc cốt với Sơn thù du, Sơn dược, Thỏ ty tử và Mẫu lệ.
+ Ðau dạ dày và ợ chua: Dùng Ô tặc cốt với Xuyên bối mẫu trong bài Ô Bối Tán.
+ Eczema hoặc lở loét mạn tính. Dùng Ô tặc cốt với Hoàng bá và Thanh đại, tán bột, bôi.
7. Kiêng kỵ:
+ Vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc, nhưng uống lâu ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón, nếu cần nên cần phải kết hợp với một số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc.
+ Người âm hư nhiều nhiệt thì cấm dùng.
+ Thận trọng và chống chỉ định: không dùng ô tặc cốt cho các trường hợp âm suy và nhiệt vượng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Trị loét nông ngoài da: Hoàng Ngọc Anh đã dùng bột thật mịn Ô tặc cốt bôi lên vùng lóet cho đầy, đắp gạc vô trùng cố định, mỗi cách 2 - 3 ngày thay 1 lần. Trị 100 ca, khỏi 83 ca, tiến bộ 11 ca, tỷ lệ kết quả 94% ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,11:697).
+ Trị lóet bao tử xuất huyết do ảnh hưởng não xuất huyết: Tác giả dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, Chỉ thực đều lượng bằng nhau tán bột thật mịn ( rây nhiều lần), dùng nước muối lạnh 100ml trộn đều, cho uống bằng ống sonde dạ dày, mỗi 2 giờ 1 lần. Sau khi hết chảy máu bơm thêm nước muối sinh lý hoặc dùng thêm 5 - 10g mỗi lần, ngày bơm 3 lần. Trị 30 ca, khỏi 20 ca, tốt 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 92% ( Hàn đơn Hư, Báo Trung y Thiên tân 1988,1:8). Tác giả dùng bột Mai mực và bột Bạch chỉ thật mịn trộn đều, một báo cáo dùng trị 40 ca lóet kèm xuất huyết, phần lớn bệnh nhân hết triệu chứng và thử máu phân âm tính trong vòng 3 - 7 ngày điều trị. Một báo cáo khác cho biết cũng dùng 2 loại thuốc trên cho uống. Trị 31 ca lóet dạ dày có thủng, 29 ca khỏi, còn lại 1 ca kèm bụng có nước được cải thiện và 1 ca chết đưa đi bệnh viện bị sốc.
+ Trị sốt rét: có báo cáo dùng bột Mai mực trộn với rượu gạo trị 45 ca hết triệu chứng. Trong đó 23 ca được thử máu đều âm tính, bệnh nhân được theo dõi trong 7 - 10 tháng sau điều trị chỉ có 9% tái phát.
+ Trị các chứng xuất huyết: tiêu ra máu, do trĩ, phụ nữ băng lậu, phổi dạ dày xuất huyết, xuất huyết do chấn thương. Cố xung thang: Ô tặc cốt 12g, Thuyên thảo 6g, Than Bẹ móc 5g, Ngũ bội tử 5g, Long cốt Mẫu lệ, Thù nhục, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thược đều 10g, Cam thảo 3g sắc uống. Trị phụ nữ huyết băng lâu ngày. Ô tặc cốt, bột Tùng hoa lượng bằng nhau trộn đều rây kỹ, thêm ít Băng phiến, bôi vào vết thương buộc chặt. Trị xuất huyết do chấn thương. Nhiều báo cáo nghiên cứu đã chứng minh là Mai mực có tác dụng cầm máu tốt. Bột mịn Ô tặc cốt uống với nước sắc Bạch cập uống trị thổ huyết, liều uống 1 - 2g.
+ Trị xích bạch đới: thuốc có tác dụng cố kinh chỉ đới: Ô tặc cốt 30g, Quán chúng than 25g, Tam thất 6g, đều tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g với nước sôi nguội. Bổ cung hoàn: Ô tặc cốt 12g, Lộc giác sương 10g, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ đều 10g, Sơn dược 12g, hồ làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 - 3 lần hoặc sắc uống.
+ Trị đau bao tử nước chua nhiều: Ô tặc cốt 8 phần, Diên hồ sách 1 phần, Khô phàn 4 phần, tán bột mịn gia mật ong 6 phần làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần sau ăn. Ô bối tán: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15% làm thuốc tán, mỗi lần 3g nuốt uống trước bữa ăn.
+ Trị lóet ngoài da lâu ngày không khỏi: Ô tặc cốt lượng vừa đủ, nếu có nhiệt độc thêm Hoàng bá, Hoàng liên tán bột đắp ngoài.
+ Trị phụ nữ lóet âm hộ: Ô tặc cốt thiêu tồn tính, trộn với lòng đỏ trứng gà bôi vào vết lóet đã rửa sạch. Lòng đỏ trứng gà nấu thành dầu càng tốt.
+ Trị viêm tai giữa có mủ: Ô tặc cốt 2g, Xạ hương 0,4g tán thật nhỏ, rửa tai sạch bằng nước oxy già, lấy tăm bông chấm thuốc ngoáy vào tai.
+ Trị mắt hột: Mai mực vót thành bút chì, ngâm vào dung dịch Hoàng liên 1 - 5% dùng đánh mắt hột có kết quả. Ngoài ra Mai mực phối hợp Băng phiến tán bột thật mịn nhỏ vào mắt trị mộng thịt ở mắt.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: