quy-ban

Quy Bản

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Quy Bản: (Plastrum Testudinis) + Tên khác: Mai rùa, Yếm rùa, Kim quy, Quy giáp, Cao yếm rùa. + Con Rùa: Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước có 4 chân, đuôi ngắn, khi gặp nguy hiểm, có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu (lưng) và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay mai rùa cũng như yếm rùa là những vỏ rất cứng. Con rùa thường ăn cá con hoặc sâu bọ. Nhưng con rùa có thể nhịn ăn rất lâu mà không chết. + Phân bố: Trong nước ta, đâu cũng có rùa, nhưng nhiều nhất tại các...

1.Quy Bản: (Plastrum Testudinis)

+ Tên khác: Mai rùa, Yếm rùa, Kim quy, Quy giáp, Cao yếm rùa.

+ Con Rùa: Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước có 4 chân, đuôi ngắn, khi gặp nguy hiểm, có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu (lưng) và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay mai rùa cũng như yếm rùa là những vỏ rất cứng. Con rùa thường ăn cá con hoặc sâu bọ. Nhưng con rùa có thể nhịn ăn rất lâu mà không chết.

+ Phân bố: Trong nước ta, đâu cũng có rùa, nhưng nhiều nhất tại các tỉnh có nhiều ao hồ. Rùa còn sống ở nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…

+ Xuất Xứ: Việt Nam, Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Mai loài rùa nước ngọt có thể lấy quanh năm, sau đó được làm sạch và phơi khô.

2. Săn bắt - Chế biến:

+ Có thể thu hoạch quy bản quanh năm, nhưng nhiều nhất vào các tháng 8-12. Khi bắt được rùa có khi người ta đập chết, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi khô, trên thị trường Trung Quốc, người ta gọi loại yếm rùa này là “huyết bản”; còn nếu bắt được rùa, nấu chín rồi mới bóc lấy yếm lọc bỏ hết gân thịt thì người ta gọi là “thang bản”.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Chọn lấy thứ Quy bản lâu năm, rửa sạch vỏ và đất cát, giã nát, tẩm rượu nướng hay sao vàng. Ngâm vào nước 3 ngày đêm. Dùng củi gỗ dâu mà nấu thành cao (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

+ Trước hết đem ngâm yếm rùa vào nước để gân thịt còn sót lại rữa ra rồi cạo cho tróc hết. Có khi đun chín để loại thịt cho dễ. Sau đó dùng nước rửa sạch cho đến hết mùi. Phơi khô, đập nhỏ, đun với nước, ba ngày ba đêm. Lọc loại bỏ bã, nước lọc được đem cô đặc đổ vào khuôn, để nguội cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Cho ngâm vào nước, mỗi ngày thay nước một lần, chừng một tháng, đến khi gân thịt sót lại rữa nát, rửa sạch phơi khô. Dùng sống, hoặc sao kỹ với cát, tẩm dấm nướng vàng dòn để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nấu thành cao có bốn bước:

- Làm sạch: lấy yếm ngâm vào nước phèn (15%) trong một đêm, vớt ra đổ ngập nước đun sôi 1 – 2 phút.

- Làm khô và đập dập: đem phơi hoặc sấy khô đập dập ra từng khớp, rồi mỗi khớp đập ra thành 3 – 4 mảnh nhỏ.

- Tẩm sao: lấy nước gừng (giã gừng nhỏ, thêm đồng trọng lượng nước, vắt lấy nước) tẩm 1 đêm. Sao qua cho khô (thường dùng). Có người đem hơ nóng yếm rùa, rồi nhúng vào giấm ( làm 3 lần) rồi mới đập dập sao qua.

- Nấu cao: cách nấu cao quy bản giống như cách nấu cao ban long.

Bảo Quản:

+ Miếng cao gói trong giấy bóng kính cho vào thùng kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm.

+ Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ gắn xi.

+ Thuốc phiến để chỗ khô ráo.

4. Thành phần:

+ Calcium salts.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Sách Bản kinh: vị mặn bình.

+ Sách Danh y biệt lục: ngọt, có độc.

+ Sách Bản thảo tùng tân: mặn hàn.

Quy kinh: 

+ Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ Can.

+ Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thiếu âm kinh.

+ Sách Bản thảo tùng tân: thông tâm, nhập thận.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Theo Y học cổ truyền: Tư âm tiềm dương, ích thận kiện cốt, dưỡng huyết bổ tâm chỉ huyết. Chủ trị táo các chứng âm hư dương thịnh, hư phong nội động, âm hư phát nhiệt, thận hư cốt nhuyễn, tâm hư kinh quí, thất miên kiện vong, huyết nhiệt băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều và chứng xuất huyết.

- Trích đoạn Y văn cổ:

Sách Bản kinh: "chủ lậu hạ xích bạch, phá trưng hà, trị giai ngược (sốt rét), âm thực (lóet âm hộ), thấp tý tay chân nặng nề, trẻ em thóp to".

Sách Danh y biệt lục: "chủ đầu sang lở khó khô, nữ tử âm sang, tâm phúc thống, không đứng lâu được, nóng lạnh trong xương .. ích khí tư trí".

Sách Nhật hoa tử bản thảo: "trị huyết ma tý".

Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: "tác dụng đại bổ âm, kiêm khu ứ huyết, trị mệt mỏi. âm huyết bất túc, chỉ huyết, trị tứ chi vô lực".

Sách Bản thảo mông cương nục: "trị lưng đau, chân đau nhức, bổ tâm thận, ích đại tràng, chỉ cửu lî cửu tả, tiêu ung thũng".

Sách Bản thảo thông huyền: "Qui bản mặn bình, là thuốc kinh thận, tác dụng bổ thủy chế hỏa, cường gân cốt, ích tâm trí, chỉ khái thấu, trị cửu ngược, khu ứ huyết, chỉ tâm huyết".

+ Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Qui bản có tác dụng nâng ngưỡng đau của chuột cống được gây mô hình âm hư thể cường giáp, độ dính của huyết tương giảm rõ, còn có tác dụng khu ứ chỉ thống. Có tác dụng điều chỉnh 2 chiều hiệu suất tổng hợp DNS. Có tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, an thần.

Tác dụng - Chủ trị:

+ Bổ Thận âm, thu liễm hư hỏa. Hạ được chứng âm hư nóng âm ỉ trong xương, lao nhiệt, ho lâu, băng huyết, khí hư ra kéo dài, và chứng trĩ dò lâu ngày, cũng có thể trị được đàn bà khi đẻ xương chậu không không mở, trẻ nhỏ thóp không liền. (Đông Dược Học Thiết Yếu).

    7. Kiêng kỵ:

    + Người bệnh hư nhược mà không có hỏa thì kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị lao phổi: thường có triệu chứng cốt chưng lao nhiệt, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, thường phối hợp với Hoàng bá, Tri mẫu, Sinh địa để tăng tác dụng tư âm thanh nhiệt, dùng bài: Đại bổ âm hoàn (Đơn khê tâm pháp): Hoàng bá, Tri mẫu mỗi thứ 16g, Thục địa, Qui bản mỗi thứ 24g, tán bột mịn, thêm tủy xương heo gia mật làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần, dùng thang nước gừng hoặc nước muối nhạt uống ấm lúc bụng đói.

    + Trị viêm thận mạn thể âm hư: phối hợp A giao và Lục vị càng tốt.

    + Trị suy nhược thần kinh: dùng bài Tiêu dao gia Qui bản, bài thuốc: Đương qui 12g, Qui bản 12g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Bạc hà 8g, Cam thảo 4g, Gừng tưới 3 lát, sắc uống.

    + Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, có triệu chứng âm hư huyết nhiệt: Cố kim hoàn: qui bản, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 40g, Hoàng bá 12g, Chế Hương phụ 10g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 15g, ngày 3 lần.