-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1.Sa Nhân: ( Fructus Amomi).
+ Tên khác: Xuân sa, Dương xuân sa, Mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao), La vê (Ba Na)
+ Cây thuốc: Cây thảo cao 2-2,5m, có thân rễ bò ngang mang vẩy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy; có bẹ dài, phiến trải ra, hình xoan thon, dài đến 40cm, rộng 8cm, hai mặt không lông; cuống ngắn. Cụm hoa cao 6-8cm, trải ra trên mặt đất, ở gốc có vẩy và có những lá bắc mọc so le; hoa thưa; 5-10, màu vàng vàng; đài 17mm, có 3 răng; tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thuỳ thuôn và dài 13mm; nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn; cánh môi dạng mo, đầu lõm, có 2 nhị lép ở gốc. Quả hình trái xoan dài 1,5-cm, rộng 1,2-1,5cm phủ gai nhỏ cong queo.
+ Dược liệu: Quả sa nhân là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng dài 0,8- 1,5cm, đường kính 0,6- 1cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7- 16 hạt. Hạt có áo trắng mờ. Hạt cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay.
+ Phân bố: Cây mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền núi, thường gặp thành vạt lớn ở chỗ ẩm mát, nhiều mùn như thung lũng, ven suối, bờ nương rẫy.
+ Xuất xứ: Trung Quốc
+ Bộ phận dùng: Quả là bộ phận dùng chủ yếu của sa nhân.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Quả được thu hái vào mùa hè, hoặc mùa thu khi chín, phơi khô dưới ánh nắng hoặc nơi râm mát sau đó đập nát.
+ Tùy vào thời điểm thu hoạch và sấy khô để phân loại sa nhân:
- Sa nhân hạt cau được xem là loại tốt nhất, có hạt to, khi hạt khô thường không bị nhăn nheo. Hạt có màu nâu sẫm, vỏ cứng, nhấm cay nhiều, nồng
- Sa nhân non được xem là sa nhân loại 2, thường hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, có màu vàng răng ngựa, nhấm ít cay hơn loại 1.
- Sa nhân vụn, đay bao gồm những quả sa nhân đường, hay sa nhân non non bị vỡ ra hoặc do khi thu hoạch không được phơi sấy đúng, còn gọi là sa nhân cứt gián, kém cay.
- Sa nhân đường, khi sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu đen.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Để cả vỏ sao vàng (ăn không tiêu, trướng đầy).
- Bỏ vỏ lấy hạt sao hơi sém cạnh (trị thủy thũng).
+ Theo Trung y: Sao qua, xát bỏ vỏ mỏng, giã dập dùng hoặc để cả vỏ sao đen dùng.
Bảo quản: Cần để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm nóng làm hỏng mất tinh dầu thơm.
4. Thành phần:
+ Có Saponin và tinh dầu 2 - 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene.
+ Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị cay tính ôn, có mùi thơm
Qui kinh: Vào các kinh Tỳ, thận, vị.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc.
+ Tác dụng kháng khuẩn: Tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip.
Tác dụng: Sa nhân có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai.
Chủ trị:
+ Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn, tiết tả, thai động bất an, ác trớ (nôn do thai nghén).
+ Lý khí hóa thấp: dùng chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu hay ăn uống không tiêu. Phối hợp với vân mộc hương, nam mộc hương, hoắc hương.
+ Trừ phong thấp, giảm đau: Dùng trong trường hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, đau gáy…dùng sa nhân với một số vị thuốc khác như thiên niên kiện, địa liền…ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn dùng chữa đau răng, viêm lợi.
+ An thai: Dùng trong trường hợp thai động bất an, hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang kí sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn.
7. Kiêng kỵ: Trường hợp hư nhiệt không dùng.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: