-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1.Sa Sâm: ( Radix Glehniae).
+ Tên khác: Sa Sâm Nam, ,Sa Sâm Bắc, Hải cúc trườn (còn theo tiếng địa phương gọi là Sâm cát , Xà lách biển), Pissenlit maritime.
+ Cây thuốc: Sa Sâm có nghĩa là: Cát, Sâm: nghĩa là nhân sâm. Vì vị thuốc này có công dụng như nhân sâm mà lại mọc ở cát nên được gọi là Sa sâm.
- Sa Sâm loại cỏ sống lâu năm, có rễ mềm mọc thẳng, dài 15-25cm màu vàng nhạt. Mỗi gốc có thể mọc ra 2 hay 3 thân bò hình sợi dài. Thân bò như những cây khác, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi. Lá mọc ở gốc xếp thành hoa thị ở quanh gốc, lá dài 5- 8cm xẻ lông chim gồm 7-8 thuỳ, các thuỳ dưới thon lại thành cuống. Mép lá có răng cưa thưa và không đều trông giống lá cải cúc hay bồ công anh. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở đốt và ở gốc. Cuống ngắn, mọc đơn độc, thành. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông sớm rụng.
+ Dược liệu: Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, dài 15- 45cm, đường kính 0,4-1,2cm. Đầu trên hơi nhỏ, phần giữa hơi to, phần dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu trắng vàng nhạt, hơi thô, đôi khi còn sót lại lớp ngoài. Nếu không bỏ lớp ngoài, bên ngoài có mầu nâu vàng, toàn thể có vân hay nếp nhăn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc, còn vết rễ con lốm đốm màu vàng nâu. Đầu rễ nhọn dần, cổ rễ thường mang gốc thân mầu vàng nâu, chất giòn, dễ bẻ gãy. Mặt gãy có mầu vàng trắng nhạt,phần gỗ ở trong màu vàng. Mùi đặc biệt, vị hơi ngọt.
+ Phân bố: Sa sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Cây thường mọc ở các vùng ven biển có nhiều cát ở nước ta và các nước có biển.
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Rễ của cây sa sâm. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt. Đây là rễ cây sa sâm nhập của Trung Quốc. Ta thường dùng rễ cây có tên khoa học là Launae pinnatifida Cass, họ cúc, để thay sa sâm bắc. Ở Trung Quốc còn có tên gọi là nam sa sâm (Adenophora tetraphylla (Thunb) Fisah, hoặc A. stricta Mio, Họ Campanulaceae).
2. Thu hái - sơ chế:
+ Vào các tháng 3-4 và 8-9, nhân dân đào về rửa sạch bằng nước vo gạo, đồ chín rồi phơi khô. Có nơi hái về rửa sạch, ngâm nước phèn chua 1/5 hoặc 2/5, phơi cho se, xông diêm sinh hơn 1 giờ rồi mới phơi khô hẳn.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống.
- Có khi tẩm gừng sao qua (phế hàn).
+ Theo Trung y:
- Nhặt bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng.
Bảo quản: Cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, mốc, mọt.
4. Thành phần:
+ Sa sâm bắc có tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin…có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
Qui kinh: Vào kinh phế, vị.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Sách Bản thảo tùng tân: "Chuyên bổ phế âm, thanh phế hỏa, trị phế nuy, cửu khái". Sách Âm phiến tân tham: " Dưỡng phế vị âm, trị lao khái đờm huyết".
+ Trong Sa sâm có chứa tinh dầu,acid triterpenic, polysaccharic, B-sitosterol, dẫn chất của psolaren và scopoletin, nhiều dẫn chất coumarin ...có tác dụng giãn mạch, tăng tương lực cơ tim, trừ đàm, kháng trực khuẩn.
Tác dụng: Dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Chủ trị: Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.
7. Kiêng kỵ:
+ Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng.
+ Sa sâm tương tác với Lê lô.
+ Một số bệnh nhân bệnh viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng Sa sâm.
8. Một số cách dùng thông dụng:
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: