Sinh Địa

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Sinh Địa: (Radix Rehmanniae glutinosae ) + Tên khác: Sinh địa hoàng, nguyên sinh địa,địa hoàng. + Cây thuốc: Sinh địa là cây cỏ, cao 20-30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều. Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm. + Dược liệu: Vị thuốc Sinh địa là phần...

1. Sinh Địa: (Radix Rehmanniae glutinosae )

+ Tên khác: Sinh địa hoàng, nguyên sinh địa,địa hoàng.

+ Cây thuốc: Sinh địa là cây cỏ, cao 20-30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều. Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.

+ Dược liệu: Vị thuốc Sinh địa là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Vỏ ngoài mỏng, mặt ngoài mầu vàng đỏ nhạt, có vết nhăn dài, cong và có vết tích của mầm. Lỗ vỏ dài nằm ngang, có các vết sẹo không đều. Chất thịt, dễ bẻ, trong vỏ rải rác có các chấm dầu mầu trắng vàng hoặc đỏ cam, phần gỗ mầu trắng vàng với các dãy mạch xếp theo kiểu xuyên tâm. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt đắng.

+ Phân bố: Chủ yếu nhập của Trung Quốc. Địa hoàng là cây được di thực và trồng nhiều Ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa, Bắc Giang,...

+ Xuất xứ: Hà Nam, Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Rễ của của cây Địa hoàng.

2. Thu hái - sơ chế: Đào vào xuân hoặc thu loại bỏ rễ xơ, phơi nắng, và cắt thành lát mỏng.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam ( có 3 giai đoạn):

- Sấy lần 1: rễ củ đào về không bị sứt mẻ, không rửa nước, chọn riêng thành 4 loại to, nhỏ, rải riêng từng loại cho vào lò sấy, thứ to để dưới, thứ nhỏ để trên, ngày đầu sấy nhẹ lửa 35 – 400 cho se vỏ ngoài, ngày thứ hai và những ngày sau giữ nhiệt độ 50 – 600, hàng ngày trăn trở luôn cho khô đều, trong 6 – 7 ngày; thấy củ nào mềm dẻo như cao su thì bóp nắn cho mềm (thịt đã đen lại) để ra ngoài, củ nào còn rắn cứng thì tiếp tục sấy cho đến khi mềm mới thôi.

 - Ủ: các loại củ đã mềm rồi, rải mỏng tất cả ra sàn nhà, nơi khô ráo, thoáng gió trong 5 – 6 ngày, rồi xếp lại lấy bao bố tời ủ lên. Hai, ba ngày sau, giở ra xem thấy vỏ ngoài ngả màu xám, có lên meo mốc trắng, bẻ ra, trong có tiết ra một chất nhựa đen: lấy thử vài củ vê sẽ giữa hai ngón tay, thấy mềm như chuối chín là được.

- Sấy lần 2: ủ được rồi đem sấy lại lần nữa ở nhiệt độ 40 – 500 khi vỏ ngoài khô độ 80% là được.

- Phẩm chất: sinh địa khô, vỏ xám đen, thịt đen, giữa củ hơi vàng là tốt.

+ Theo Trung y:

- Lấy 10kg sinh địa tươi, chọn riêng củ to béo độ 6kg (600 gam mà được 4-6 củ là thứ tốt), rửa sạch, phơi nắng cho se vỏ lại; còn 4kg loại bé nhỏ vụn thì cũng rửa sạch cho vào cối giã nát, đổ vào 300ml rượu ta, lại giã, vắt lấy nước tẩm vào 6kg trên, phơi sấy hoặc sấy khô (Lý Thời Trân).

- Khi dùng sinh địa thì ủ một ngày, dùng dao đồng thái lát mỏng, phơi khô.

Bảo quản:

+ Dùng để nấu ngay thành thục địa thì không cần bảo quản, nhưng muốn để lâu phải bảo quản cho tốt.

+ Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, đừng để củ dài dễ gãy, cho vào thùng đậy kín.

4. Thành phần:

+ Theo các nhà nghiên cứu Nhật bản và Triều tiên, trong Sanh địa có các chất Manit (C6H8(OH)6), rehmanin là một glucozit, glucoza và ít caroten.

+ Theo các tác giả Trung quốc cho rằng trong Sanh địa có ancaloit.

5. Tính vị- quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt hơi đắng, tính hàn.

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Thận và Tiểu trường.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Chống viêm: Trên thực nghiệm, nước sắc Sinh địa có tác dụng chống viêm.

+ Tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên súc vật: thực nghiệm có đường huyết cao, cũng có thể làm cho đường huyết bình thường của thỏ hạ thấp.

+ Thuốc có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ, chống nấm.

+ Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo tuyến thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.

Tác dụng: Bổ chân âm, thanh hỏa, thanh nhiệt, làm mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim.

Chủ trị:

+ Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.

+ Thiếu máu, kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, người yếu mệt… 

7 . Kiêng kỵ:

+ Vị khí hư hàn, đầy bụng, tiêu chảy, dương khí suy, ngực đầy không nên dùng.

+ Phụ nữ có thai không dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Dùng trị ho khan, bệnh lao: Sinh địa 2.400g , bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong.trắng 1.200g. Giã sinh địa vắt lấy nước, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày 3 đêm, để nguội. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày uống 2-3 lần.

+ Chữa gầy yếu có thể trị đường niệu (đái đường): Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, lấy hoàng liên phơi khô rồi tẩm, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên. Thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.

+ Trị các bệnh cấp tính: (Sốt cao, khát nước, mồm khô, lưỡi đỏ thẫm để thanh nhiệt, lương huyết, tư âm, giáng hỏa) phối hợp với các thuốc khác như: Huyền sâm, Mạch môn, Tê giác như các bài sau:

- Tê giác địa hoàng thang, Thanh dinh thang: Sinh địa hoàng 16g, Huyền sâm, Mạch môn mỗi thứ 12g, Quả trám 2 quả (đập vụn), sắc uống chữa viêm họng, đau, sốt, khát nước.

- Tăng dịch thang (Oân bệnh điều biện): Huyền sâm 20g, Mạch môn, Sinh địa mỗi thứ 16g. Trị chứng sốt mất nước táo bón, khát nước, lưỡi khô đỏ, mạch tế sác.

+ Trị các bệnh sốt phát ban hoặc sốt xuất huyết: (do nhiệt lộng hành sinh ra chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu tiểu có máu ), có các bài:

- Sinh địa tươi 40g, sắc uống trị máu cam.

- Tứ sinh hoàn (Phụ nhân lương phương): Sinh địa tươi 24g, Trắc bá diệp tươi 12g, Ngãi diệp tươi 8g, Lá sen tươi 12g, sắc nước uống. Trị sốt , nôn ra máu, chảy máu cam.

- Sinh địa hoàng 16g, Thạch hộc 12g, Mạch môn 12g, sắc uống trị bệnh sốt cấp thời kỳ hồi phục, mồm khô, họng đau, chảy máu răng.

+ Trị bệnh ngoài da do huyết nhiệt: (như chàm lở, nấm nhiễm trùng, ngứa urticaire): dùng Sinh địa phối hợp với Đương qui, Phòng phong, Bạch tật lê, Bạch tiên bì như: Tiêu phong tán (Tôn kim giám): gồm Kinh giới, Phòng phong, Đương qui, Sinh địa, Khổ sâm, Thương truật (sao), Thuyền thoái, Hồ ma nhân, Ngưu bàng tử, Tri mẫu, Thạch cao, Cam thảo sống, Mộc thông, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp giảm ngứa tiêu sưng.

+ Trị bệnh tiểu đường thường phối hợp với các vị thuốc khác (Thiên môn, Kỷ tử, Cát căn, Thiên hoa phấn, Sa sâm, Hoàng kỳ ) như:

- Ích vị thang (ôn bệnh điều biện) gồm: Sa sâm, Mạch môn, Sinh địa, Ngọc trúc có tác dụng ích vị sinh tân, giải khát.

- Tăng dịch thang (ôn bệnh điều biện) gồm: Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa có tác dụng sinh tân nhuận táo.

- Hoàng liên viên (Thiên kim phương): Sinh địa 800g, Hoàng liên 600g, giả Sinh địa vắt nước tẩm vào Hoàng liên phơi khô rồi tẩm cho đến hết nước Hoàng liên, thêm mật viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, ngày uống 2 - 3 lần.

- Sinh địa hoàng 40g, Sơn dược 40g, Hoàng kỳ 20g, Sơn thù 20g, Tụy heo 12g, sắc nước uống trị tiểu đường.