Tam Lăng

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Tam Lăng: (Rhizoma Spargani). + Tên khác: Hắc tam lăng, Kinh tam lăng, Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền. + Cây thuốc: Tam lăng là cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6-7cm, to 1-2cm. Lá hình dải, dài 45-60cm, rộng 5-7cm, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 20-30cm. Cụm hoa trên cuống dài 20-25cm, đầy lông; chùm cao 8-10cm, với 10-20 hoa có cuống 1-2,5cm, có lông; hoa có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao 1cm, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, dài 2cm; hạt nhiều. Ra hoa tháng 4-7.   + Dược liệu: Vị thuốc Tam lăng dùng thân rễ...

1.Tam Lăng: (Rhizoma Spargani).

+ Tên khác: Hắc tam lăng, Kinh tam lăng, Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền.

+ Cây thuốc: Tam lăng là cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6-7cm, to 1-2cm. Lá hình dải, dài 45-60cm, rộng 5-7cm, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 20-30cm. Cụm hoa trên cuống dài 20-25cm, đầy lông; chùm cao 8-10cm, với 10-20 hoa có cuống 1-2,5cm, có lông; hoa có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao 1cm, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, dài 2cm; hạt nhiều. Ra hoa tháng 4-7.


 

+ Dược liệu: Vị thuốc Tam lăng dùng thân rễ (củ). Nên chọn củ già bên ngoài màu tro nhợt, bên trong có màu nâu đen mịn cứng chắc, không mốc mọt không xốp là thứ tốt.

+ Phân bố: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Nêpan, Việt Nam.

- Trung Quốc: Phía Nam Trung Quốc ( Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam)

- Việt Nam: các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Tây Nguyên

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là củ, bề ngoài màu tro nhợt, mịn cứng chắc, không mốc mọt không xốp là thứ tốt. Còn có loại hắc Tam lăng (Sparganium recemosum Huds) họ hắc Tam lăng (Sparganiaceae) hình nhọn hơn kinh Tam lăng, cũng dùng thay thế.

2. Thu hái - sơ chế: Thu hoạch vào mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo lớp vỏ ngoài, phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y: Dùng Tam lăng phải nướng chín, làm thuốc tiêu tích thì tẩm giấm 1 ngày.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm nước lã một giờ đem ủ cho mềm, thái nhỏ, tẩm giấm hay rượu sao qua hoặc rửa sạch, ngâm giấm 1 đêm, thái lát sao qua dùng.

Bảo quản: Dễ mốc mọt cần để chỗ khô ráo và kín, trước mùa đem phơi kỹ, khi bị chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.

4. Thành phần: Tinh dầu, tinh bột và một số chất khác chưa nghiên cứu.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị đắng, cay, tính bình.

Qui kinh: Can và tỳ.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

Trích đoạn Y văn cổ:

- Sách Nhật hoa tử bản thảo: "trị phụ nhân huyết mạch bất điều, tâm phúc thống, trục thai, tiêu ác huyết, bổ lao, thông nguyệt kinh, trị khí trướng, tiêu ứ huyết, trị sản hậu đau bụng".

- Sách Bản thảo kinh sơ: "Tam lăng, về mặt huyết có thể trị huyết, về mặt khí có thể trị khí, các loại lão tích, trưng tích, tích tụ không ngoài do huyết ứ khí trệ thực tích gây nên. Thuốc có vị đắng có thể tả, vị cay có thể tán, vị ngọt có thể hòa vào tỳ, huyết thuộc âm mà hữu hình, thuốc có thể trị các loại kiên tích ngưng kết đình trệ hữu hình".

- Sách Y học Trung trung tham tây lục (dược vật): "Tam lăng khí vị đều nhạt, hơi có chút cay. Nga truật vị hơi đắng, khí hơi thơm lại hơi cay, tính hơi ôn là thuốc chủ yếu hóa ứ huyết. Dùng để trị Nam tử huyền tích, Nữ tử trưng hà, kinh nguyệt không thông, thuốc tính không mãnh liệt mà công tích lại nhanh. Tác dụng hành khí của thuốc có thể trị các chứng tâm phúc đau, đau tức hạ sườn, tất cả các chứng huyết ngưng khí trệ nếu cùng dùng với Sâm, Truật, Kỳ có thể giúp ăn tốt, điều hòa huyết, phân biệt kỹ hơn giữa 2 vị thì Tam lăng hóa huyết tốt hơn Nga truật, Nga truật lý khí tốt hơn Tam lăng".

Tác dụng: Phá huyết, hành khí, tiêu ích, chỉ thống.

Chủ trị: Trị trưng hà bĩ khối, ngực bụng đầy, ứ huyết, kinh nguyệt bế tắc sau khi đẻ, đau bụng do thực tích.

7. Kiêng kỵ:

+  Tỳ Vị hư yếu, không có thực tích thì kiêng dùng. Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai và trong giai đoạn kinh nguyệt ra nhiều.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Trị tích trệ bụng đầy chướng: Tam lăng 8g, Ba đậu 5 hột, Mạch nha 8g, Mộc hương 8g, Sa nhân 8g, Trần bì 8g, Trần mễ 40g, Ba đậu đem sao với Trần mễ rồi bỏ Ba đậu đi, Tán bột làm viên. Ngày uống 8–12g. Tác dụng: Tiêu tích tụ do khí thực. (Tam Lăng Hoàn IV – Cảnh Nhạc Toàn Thư).

+ Trị tích tụ, bụng đầy, ngực đầy, hoành cách môn bị ngăn nghẹn: Binh lang 40g, Cam thảo (nướng) 60g, Chỉ xác 40g, Mộc hương 40g, Quan quế 40g, Tam lăng 120g, Thanh bì 40g. Tán bột: Mỗi lần dùng 4g, nước 150ml. Sắc còn 100ml, uống ấm. (Tam Lăng Hoàn – Bác Tễ Phương).

+ Trị phụ nữ tắt kinh do huyết ứ: Bụng dưới đau tức, sau sinh ứ huyết, bụng đau: Tam lăng, Nga truật, Quán chúng, Tô mộc đều 8g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Hồng hoa, Huyết kiệt, Nhục quế, Mộc hương đều 6g. Sắc nước uống. (Hòa Huyết Thông Kinh Thang).

+ Chữa phụ nữ tự nhiên mất kinh vài tháng: Đương quy 14g, Xuyên khung 14g, Bạch thược 14g, Đảng sâm 12g, Đơn bì 12g, Quế chi 12g, Tam lăng 12g, Nga truật 12g, Ngưu tất 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống 4-6 thang (Kinh Nghiệm Bản Thân)

+ Trị viêm gan siêu vi, gan lách to: Tam lăng, Miết giáp, Đương qui, Bạch thược đều 12g, Nhân trần, Kim ngân hoa đều 20g, Sài hồ, Hồng hoa đều 8g, chế thành thuốc nước hoặc thuốc chích. Thuốc sắc mỗi ngày 2 lần, thuốc chích bắp mỗi lần 2ml, ngày 1 lần, 3 tháng là 1 liệu trình. (Kinh Nghiệm Dân Gian).