Tang Bạch Bì

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Tang Bạch Bì: (Cortex mori Albae Radicis) + Tên khác: Tang căn bạch bì, Sinh tang bì, Chích tang bì, Phục xà bì, Mã ngạch bì, Yến thực tằm, Duyên niên quyển tuyết. + Cây thuốc: Tang bạch bì là vỏ rễ cây dâu tằm thuộc cây gỗ đại mộc có thể cao đến 25-30 mét nếu mọc nơi đất tốt, cây rất nhanh lớn, vỏ xám nâu vàng vàng, cành có khi có lông. Lá có phiến xoan hình tim, có khi có thùy (ở nhánh non), bìa có răng to, mặt dưới có lông thưa ở gân, cuống không lông, lá bẹ nhọn, hoa...

1.Tang Bạch Bì: (Cortex mori Albae Radicis)

+ Tên khác: Tang căn bạch bì, Sinh tang bì, Chích tang bì, Phục xà bì, Mã ngạch bì, Yến thực tằm, Duyên niên quyển tuyết.

+ Cây thuốc: Tang bạch bì là vỏ rễ cây dâu tằm thuộc cây gỗ đại mộc có thể cao đến 25-30 mét nếu mọc nơi đất tốt, cây rất nhanh lớn, vỏ xám nâu vàng vàng, cành có khi có lông. Lá có phiến xoan hình tim, có khi có thùy (ở nhánh non), bìa có răng to, mặt dưới có lông thưa ở gân, cuống không lông, lá bẹ nhọn, hoa tứ phân, hoa đực có nhụy cái lép, noãn sào có 2 vòi nhụy dài. Trái trăng trắng hay hường tím, ăn có vị chua ngọt.

+ Dược liệu: Vị thuốc Tang bạch bì là những mảnh vỏ rễ hình ống, hình máng hai mép cuộn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài rộng khác nhau, dày 1- 4mm, mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc vàng nâu, mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ ngang, nhưng dễ tước dọc thành dải nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

+ Phân bố: Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và trung quốc đều có. Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: 

- Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori).

- Lá (Tang diệp – Folium Mori). Cành (Tang chi – Ramulus Mori).

- Quả (Tang thầm – Fructus Mori). Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi).

- Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu Ootheca Mantidis).

- Tầm gửi trên cây dâu gọi là: Tang phiêu tiêu

2. Thu hái - sơ chế:

+ Đào lấy rễ dâu cạo bỏ rễ thô nâu bên ngoài bóc lấy vỏ trắng rửa sạch phơi hay sấy khô làm thuốc. Tang bạch bì tẩm mật sao là Tang bạch bì xé nhỏ tẩm mật sao lửa nhỏ (văn hỏa) cho đến khi khô không dính tay là được, có tác dụng nhuận phế.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

–   Rửa qua, cạo sạch hết vỏ xanh và vàng ngoài, thái mỏng 2 – 3 ly, phơi khô (dùng sống).

–   Sau khi phơi khô, tẩm mật ong sao vàng (1kg vỏ rễ tẩm độ 150g mật đã pha loãng 1/2 với nước).

+ Theo Trung y:

–   Dùng dao đồng cạo hết vỏ vàng xanh, thái nhỏ, sấy khô (Lôi Công).

–   Tẩm mật ong sao.

Bảo quản:

+Thứ tẩm mật sao không nên bào chế nhiều và để lâu. Dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, thoáng. Nếu chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.

4. Thành phần:

+ Tang bạch bì: chứa mulberin, cyclomulberin, mulberochomen, cyclomulberochromen, mulberanol, oxydihydromorusin (morusinol), kuwanon, mulberofuran, albanol, albafuran, albafuran B, C. Ngoài ra, vỏ rễ còn chứa p-tocopherol, umberiferon, socopoletin, ethyl 2,4 - dihydrobenzoat, 5,7-dihydroxychoromon, morin (3,5,7,2’,4’- pentahydroxyfalavon) dihydromorin, dihydrokaemferol, acid betulenic, 2,4,4’,6-tetrahydroxybenzophenol (R=H), macrulin (2,3’,4,4’,6-pentahydroxybenzophenol (R=OH), sitosterol, resinotanol, moran A (glucoprotein).

+ Tang diệp: chứa các thành phần bay hơi như tinh dầu (0,0035%), các thành phần không bay hơi gồm protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin… Các flavonoid: rutin, quercetin, moracetin (quercetin-3-triglucosid), quercitrin (quercetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin-3- glucosid). Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin. Các vitamin B, C, D, caroten. Các sterol: β-sitosterol, campesterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol. Các acid hữu cơ: oxalic, malic, tartric, citric, fumaric, palmitic và ester ethyl palmitat.

+ Tang chi: Cellulose, tanin, flavonoid.

+ Tang thầm: Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ
 

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Tang bạch bì: vị ngọt, tính hàn. không độc

+ Tang thầm: ngọt hàn

Quy kinh: 

+ Tang bì: Phế.

+ Tang thầm: Tâm, can thận

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tang bạch bì có tác dụng giảm ho nhẹ, lợi niệu và gây tiêu chảy (Trung Dược Học).

+ Thuốc sắc và chiết xuất Tang bạch bì trong nhiều loại dung môi khác nhau đều có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học).

+ Tác dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt và chống co giật nhẹ (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Tang bạch bì có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Flexner và nấm tóc. Thuốc chiết xuất nước nóng có tác dụng ức chế in vitro chủng JTC-28 tế bào ung thư tử cung khoảng 70% (Trung Dược Học).

Tác dụng:

 Tả phế bình suyễn, lợi tiểu tiêu phù.

    Chủ trị: Trị chứng ho suyễn do phế nhiệt, mắt mặt sưng phù, thủy thũng thực chứng.

    7. Kiêng kỵ: Ho do cảm phong hàn không dùng. Tiểu nhiều, tiểu không tự chủ không dùng tang bạch bì.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị ung thư thực quản và bao tử: Tang bạch bì tươi, không bỏ vỏ ngoài, 30g, thêm giấm ăn 100ml, nấu 1 giờ, uống hết một lần hoặc chia làm nhiều lần uống (có thể thêm đường cho bớt chua). Trị 3 ca ung thư thực quản, 2 ca ung thư bao tử. Kết quả, có 4 ca bệnh thuyên giảm (Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1965, 3 : 23).

    + Trị ho do nhiệt đờm: Tang bạch bì, Địa cốt bì đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tả Bạch Tán – Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

    + Trị phế quản viêm mạn: Tang bạch bì, Tỳ bà diệp đều 10g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    + Trị cầu thận viêm cấp, phù nhẹ: Tang bạch bì, Trần bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì đều 6~10g, Phục linh bì 12g, sắc uống (Ngũ Bì Ẩm – Phương Tễ Học).