Tang Chi

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Tang Chi: ( Morus alba L.) + Tên khác: Cành dâu. + Cây thuốc: Tang chi là cành cây dâu tằm thuộc cây gỗ đại mộc có thể cao đến 25-30 mét nếu mọc nơi đất tốt, cây rất nhanh lớn, vỏ xám nâu vàng vàng, cành có khi có lông. Lá có phiến xoan hình tim, có khi có thùy (ở nhánh non), bìa có răng to, mặt dưới có lông thưa ở gân, cuống không lông, lá bẹ nhọn, hoa tứ phân, hoa đực có nhụy cái lép, noãn sào có 2 vòi nhụy dài. Trái trăng trắng hay hường tím, ăn có...

1. Tang Chi: ( Morus alba L.)

+ Tên khác: Cành dâu.

+ Cây thuốc: Tang chi là cành cây dâu tằm thuộc cây gỗ đại mộc có thể cao đến 25-30 mét nếu mọc nơi đất tốt, cây rất nhanh lớn, vỏ xám nâu vàng vàng, cành có khi có lông. Lá có phiến xoan hình tim, có khi có thùy (ở nhánh non), bìa có răng to, mặt dưới có lông thưa ở gân, cuống không lông, lá bẹ nhọn, hoa tứ phân, hoa đực có nhụy cái lép, noãn sào có 2 vòi nhụy dài. Trái trăng trắng hay hường tím, ăn có vị chua ngọt.

+ Dược liệu: Vị thuốc Tang chi là cành non cây dâu.

+ Phân bố: Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và trung quốc đều có Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.

+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.

+ Bộ phận dùng: Cành non.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Hái vào mùa xuân và cuối hạ, bỏ lá, cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô, hoặc sao hơi vàng.Nên chọn cành dâu nhỏ ở đầu ngọn bằng đầu đũa

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Sơ chế xong là dùng được.

Bảo quản:

+ Cần để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm nóng làm hỏng mất tinh dầu thơm.

4. Thành phần:

+ Chủ yếu có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+ Vị đắng, tính bình.

Qui kinh:

+ Vào 2 kinh phế, thận.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tang chi có tác dụng hạ áp. Dịch ngâm kiệt Tang chi có tác dụng dưỡng lông đối với thỏ và cừu.

+ Thuốc có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, dùng tốt đối với các bệnh mạn tính mà tỷ lệ chuyển dạng lymphô bào thấp như xơ gan, viêm thận mạn, viêm gan mạn, người mang virus B, viêm phế quản mạn (Tạp chí Tân y dược học 1978,10:36).

+ Gạch nướng củi Tang chi, nhỏ giọt dấm lên xông chân có thể làm giảm cứng khớp do chấn thương (Trung y tạp chí Hồ bắc 1988,4:37).

Tác dụng:

+ Khu phong thông lạc.

Chủ trị:

+ Chủ trị chứng phong thấp tý, đau nhức, chân tay co quắp.

+ Hỗ trợ điều trị viêm phổi, viêm họng, bổ gân cốt, trị đau nhức xương khớp, phong thấp, chân tay đau nhức.

7. Kiêng kỵ:

+ Cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt không dùng tang bạch bì.

+ Những người đại tiện lỏng, tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, không dùng tang thầm.

+ Những người viêm tiết niệu,có bệnh liên quan đến thận, bàng quang, mộng tinh không dùng tang phiêu tiêu.

+ Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây dâu.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Chữa chân tay tê dại do phong thấp: Tang chi 40g, Hổ tượng căn 40g, Xú ngô đồng 40g, Kim tước căn 40g, Hồng táo10g. Sắc uống. (Tang Chi Hổ Tượng Căn- Nghiệp Phương Tân Biên).

+ Trị lác, lang ben: Tang chi 60g, Ích mẫu thảo 120g. Sắc pha ít rượu ấm uống. (Tang Chi Tiễn- Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).

+ Chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp: Tang chi16g, Mắc cỡ đỏ 16g, Cỏ xước 16g, rễ cây bưởi bung 12g, Thiên niên kiện 12g, cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g, Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian)

+ Trị huyễn vựng (huyết áp cao): Tang diệp, Tang chi, Sung úy tử, đều 16g, gia nước 1000ml sắc còn 600ml, ngâm rửa chân 30 - 40 phút mỗi ngày trước lúc ngủ. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

+ Trị phong thấp chân tay đau nhức: Tang chi 20-40g sắc nước uống mỗi ngày, có thể kết hợp với Phòng kỷ, Uy linh tiên, Độc hoạt. Trường hợp đau chi trên da Quế chi, đau chi dưới da Ngưu tất, Mộc qua. (Kinh Nghiệm Dân Gian).