-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Tang Ký Sinh: (Herba Loranthi gracilifolii)
+ Tên khác: Tầm gửi cây dâu, Ký sinh cây dâu...
+ Cây thuốc: Tang ký sinh là thân, cành mang lá của cây tầm gửi trên cây dâu tằm (Loranthus paraciticus (L.) Merr.). Tầm gửi dâu là cây thân gỗ, có bụi hoặc cây bụi nhỏ, sống ký sinh trên cây dâu tằm. Cây có thân gỗ, giòn, cành chia đốt, không có lông hoặc lông tơ. Lá đơn, nguyên, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không có lá), gân lá hình lông chim hoặc song song, phiến lá hình mác đến oval. Hoa tầm gửi là hoa đơn hoặc lưỡng tính, cụm hoa dạng xim, bông, chùm, tán mọc ở kẽ lá bắc (hai lá bắc hợp sinh trông giống như một đài phụ bên ngoài đài hoa). Bao hoa có đài, tràng phân biệt hoặc tiêu giảm thành vành nhỏ hoặc không còn. Quả mọng, vỏ thường có chất dính giúp cho việc phát tán trên thân cây chủ. Trong quả thường có 1 – 3 hạt…
+ Dược liệu: Vị thuốc Tang ký sinh là những đoạn thân cành hình trụ, dài 3-4cm, có phân nhánh, những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất cứng rắn. Mặt cắt ngang thấy rõ 3 phần: phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn.
+ Phân bố: Tang ký sinh để chỉ duy nhất loại tầm gửi ký sinh trên cây dâu tằm. Do đó, địa điểm phân bố của loại thảo dược này giống cây dâu tằm là được trồng rộng rãi ở các nước châu Á (Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin...). Cây cũng đã được trồng ở nước ta từ lâu đời khi con người bắt đầu biết nuôi tằm. Tuy nhiên, tầm gửi dâu chỉ gặp được ở những cây gỗ lớn.
+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.
+ Bộ phận dùng: Tang ký sinh dùng được cả thân cành, là và quả. Những cây nhiều lá dày, màu lục, khô không mục nát là tốt nhất. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lẫn với các loại tầm gửi trên các cây khác (Loranthus eslipitatus Stapt).
2. Thu hái - sơ chế:
+ Tang ký sinh có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân và mùa hạ. Khi cây trưởng thành nhưng chưa có hoa. Lúc thu hái chỉ cắt lấy cành, lá, đem về loại bỏ tạp chất, bỏ rễ, cắt ngắn, phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ cho khô. Khi dùng thì người bệnh có thể tẩm rượu, sao qua. Hoặc dùng tổ bọ ngựa chưa nở, cho vào đồ chín rồi sấy khô.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo Trung Y: Dùng dao đồng cắt nát, phơi râm cho khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy toàn bộ, nhặt bỏ những lá sâu và tạp chất, thái nhỏ phơi khô (thường dùng). Có khi tẩm rượu sao qua (ít dùng).
Bảo quản:
+ Khi đã bào chế rồi, đựng kín tránh mất hương vị. Tránh phơi nắng quá nhiều. Để nơi khô, ráo, mát, thoáng.
4. Thành phần:
+ Kết quả nghiên cứu dược lý cho biết tang ký sinh chứa một loại glucosid chưa được nghiên cứu rõ. Ngoài ra, thảo dược này còn có axit oleanolic có tác dụng bảo vệ gan, giảm alanin transaminase, đồng thời tăng cường miễn dịch cho tế bào và thúc đẩy quá trình sản sinh yếu tố miễn dịch.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình.
Quy kinh:
+ Vào kinh Can và Thận.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Tang ký sinh có tác dụng bảo vệ gan, giảm alanin transaminase, tăng cường miễn dịch cho tế bào. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm mạnh tim (giãn rộng động mạch vành để tăng lượng máu đến nuôi cơ tim), an thần, lợi tiểu, hạ huyết áp, ức chế trực tiếp với vi rút gây viêm ruột và vi rút gây viêm tuy sống.
Tác dụng:
+ An thai, bổ can thận, trừ phong thấp, cường kiện cân cốt. Nó cũng trị viêm xương khớp, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, đau nhức xương khớp do phong thấp tý, đau do cứng khớp thoái hóa khớp, tăng huyết áp, động thai dọa sẩy thai…
Chủ trị:
+ Chữa gân cốt tê đau, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
7. Kiêng kỵ:
+ Người mắt bị kéo màng không được uống.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Tang ký sinh có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng chỉ nên dùng với liều lượng từ 9 – 15g khô, 30 – 60g tươi bằng cách nấu, sắc, ngâm…Dưới đây là một số bài thuốc hay dùng tang ký sinh:
+ Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh: Tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, phòng phong, ngưu tất mỗi vị 9g; phục linh, đảng sâm mỗi vị 12g; sinh địa 15g, cam thảo 6g, tế tân 3g; nhục quế 1,5g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc uống một tháng chia 3 lần uống trước bữa ăn, cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu. Bài Độc hoạt tang ký sinh này có công năng chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận. Dùng trị chứng thấp tý, đau nhức thần kinh, thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên, cơ nhục…
+ Trừ phong, giảm đau: Nếu bị phong thấp mãn tính, đau khớp thì lấy độc hoạt 12g; tang ký sinh, tần giao, tế tân, phục linh, xuyên khung, phòng phong, nhục quế, nhân sâm, cam thảo, sinh địa, quy thân, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Nếu bị gân xương tê đau thì lấy tầm gửi dâu 20g; câu kỷ tử, đương quy, ngưu tất, hồ ma, tục đoạn mỗi vị 12g, hà thủ ô đỏ 16g. Sắc uống.
+ Chữa đau dây thần kinh do thoái hóa cột sống gây chèn ép: Chuẩn bị tang ký sinh 16g; tục đoạn, ngưu tất, đảng sâm, thục địa, cẩu tích, ý dĩ, hoài sơn, tỳ giải, hà thủ ô, bạch truật mỗi vị 12g. Sắc uống.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: