Tây Dương Sâm

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Tây Dương Sâm: (Radix Panacis Quinquefollii) + Tên khác: Dương sâm, Tây sâm, Hoa kỳ sâm, Tây dương Nhân sâm, Quảng đông Nhân sâm. + Cây thuốc: Cây nhân sâm là loại cây thảo lâu năm, có hoa nhỏ màu trắng mọc vào mùa hè, cụm hoa kiểu tán nằm trên trục chính của lá. Quả sâm mọng nhỏ, có màu đỏ, chứa đến 3 hạt. Bộ phận dùng của sâm Hoa Kỳ là rễ khô của cây từ 6 năm tuổi trở lên, thu hoạch vào cuối hè đến thu. + Dược liệu:  Rễ có hình thoi hay hình trụ, phân nhánh, dài từ...

1. Tây Dương Sâm: (Radix Panacis Quinquefollii)

+ Tên khác: Dương sâm, Tây sâm, Hoa kỳ sâm, Tây dương Nhân sâm, Quảng đông Nhân sâm.

+ Cây thuốc: Cây nhân sâm là loại cây thảo lâu năm, có hoa nhỏ màu trắng mọc vào mùa hè, cụm hoa kiểu tán nằm trên trục chính của lá. Quả sâm mọng nhỏ, có màu đỏ, chứa đến 3 hạt. Bộ phận dùng của sâm Hoa Kỳ là rễ khô của cây từ 6 năm tuổi trở lên, thu hoạch vào cuối hè đến thu.

+ Dược liệu:  Rễ có hình thoi hay hình trụ, phân nhánh, dài từ 1-10cm, có khi lên đến 20cm, đường kính đến 2,5cm ở phần cổ rễ. Củ sâm có màu vàng nhạt đến vàng, mặt ngoài thô ráp với các vân ngang nổi bật và các lằn dọc mảnh, có các đốt ở rễ và các rễ con mảnh. Nếu bẻ củ sâm, mặt bẻ có màu trắng đến trắng ngà, có mùi thơm đặc trưng và vòng các ống tiết hiện diện ở libe thứ cấp.

+ Phân bố: Chủ yếu sản xuất ở nước Mỹ, Canada, Trung Quốc vùng Bắc kinh, Cát Lâm, Liêu Ninh v.v…cũng có nuôi trồng.

+ Xuất xứ: Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Canada...

+ Bộ phận dùng: Là rễ của Tây dương sâm thực vật họ Ngũ Gia (Araliaceae).

2. Thu hái - sơ chế:

+ Lấy rễ vào mùa thu khi cây được 3-6 năm tuổi, phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Sau khi đào lên liền phơi khô luôn vỏ hoặc sấy khô, gọi là Nguyên bì Tây dương sâm.

+ Thuốc ban đầu dùng nước sạch phun ướt, che phủ khăn ướt, xuân thu thấm 2 ngày, đông xuân thấm 3 ngày, lấy ra cắt lát, phơi khô.

+ Phun nước thấm ướt, đánh bỏ vỏ ngòai, lại dùng Lưu hòang xông, sau khi phơi khô, nổi bột sắc trắng, gọi là Phấn quang Tây dương sâm.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.

4. Thành phần:

+ Thân rễ hàm chứa panaxoside Ro、Rb1、Rb2、Rc、Rd、Re、Rg1 và cùng pseudoginsenoside-F11,còn hàm chứa 18 lọai amino acid như arginine (Arg)、aspartic acid v.v…;còn hàm chứa dầu bay hơi, nhựa cây v.v…(Trung dược đại từ điển).

+ Bổn phẩm hàm chứa nhiều lọai ginsenoside, nhiều lọai thành phần bay hơi, nhựa cây, tinh bột, glucide và amino acid, muối vô cơ v.v…(Trung dược học).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Theo Trung dược học: Ngọt, hơi đắng, mát.

+ Theo Bản thảo tòng tân: Vị hơi ngọt, lạnh.

+ Theo Bản thảo tái tân: Vị ngọt cay, tính mát, không độc.

Quy kinh: 

+ Trung dược học: Vào kinh Phế, Tâm, Thận, Tỳ.

+ Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Thực nghiệm động vật, có tác dụng trấn tĩnh đại não, tác dụng hưng phấn độ trung bình đối với trung khu sinh mệnh Trung dược đại từ điển).

+ Tây dương sâm có tác dụng chống cơn sốc, có thể đề cao tỉ lệ sinh tồn của chuột lớn cơn sốc do mất máu rõ rệt; Có tác dụng trấn tĩnh đối với đại não, có tác dụng hưng phấn độ trung bình đối với trung khu sinh mệnh; còn có tác dụng chống thiếu ô xy, chống thiếu máu cơ tim, chống ô xy hóa cơ tim, tăng gia lực cop bóp cơ tim, chống rối lọan nhịp tim, chống mệt mỏi, chống stress, chống kinh quyết, giáng đường huyết, cầm máu và chống lợi niệu (Trung dược học).

+ Phản ứng không tốt: Gần đây có báo cáo uống Tây dương sâm gây ra phản ứng dị ứng, xuất hiện mụt nước và nội tiết nữ mất điều hòa, cần chú ý thêm (Trung dược học).

Tác dụng:

+ Bổ khí dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân.

Chủ trị:

+ Chứng phế thận, âm hư, chứng khí hư, tân dịch hao tổn.

7. Kiêng kỵ:

+ Không nên dùng đối với chứng dương hư, hàn thấp, hỏa uất khí trệ.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Trị lao phổi thuộc chứng phế thận âm hư: có triệu chứng ho khó thở, đờm có ít máu: Tây dương sâm gia Mạch môn, A giao, Tri mẫu, Bối mẫu có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm.

+ Trị chứng sốt do ngoại cảm hoặc bệnh nội thương lâu ngày, người mệt mỏi, bứt rứt phiền khát, nóng sốt: Tây dương sâm phối hợp với Mạch môn, Ngũ vị, Sinh địa tươi, Thạch hộc tươi, có tác dụng bổ khí dưỡng âm, sinh tân, thanh nhiệt. Trường hợp chứng tiêu khát thuộc khí âm lưỡng hư kiêm nội nhiệt dùng Tây dương sâm gia Sinh Hoàng kỳ, Sinh Sơn dược, Thiên hoa phấn.

+ Trị chứng choáng do sốt xuất huyết: Tây dương sâm 10g, nếu âm thoát gia Mạch môn 30g, Ngọc trúc 12g, Ngũ vị tử 3g. Nếu dương thóat gia Phụ tử 6 - 10g, Mẫu lệ nung 30 - 60g. Nếu âm dương lưỡng hư gia Phụ tử 6g, Long cốt 24g, Mẫu lệ nung 30 - 60g, Mạch môn 24g, ngày 1 thang sắc uống, nặng thì 2 thang, không uống cho xông đường mũi, thêm truyền dịch Đơn sâm phức phương 8 - 12g (mỗi ống có 2g Đơn sâm), liệu trình 3 - 4 ngày. Trị 272 ca, tử vong 7 ca, tỷ lệ tử vong 2,57% so với tổ đối chiếu dùng Tây y 68 ca chết 11, tỷ lệ tử vong 16,18% (Từ Đức Tiên và cộng sự: Quan sát kết quả điều trị sốt xuất huyết bằng Đông tây y kết hợp - Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986, 2:93).

+ Trị phản ứng do xạ trị ung thư mũi họng: Tây dương sâm sắc uống mỗi ngày 3g, bắt đầu dùng trước khi xạ trị 2 tuần đến hết xạ trị. Theo dõi 20 ca do xạ trị gây nên họng khô, chán ăn kết quả tốt, tốt hơn so với uống Nhân sâm ( Mao Thừa Việt, Điều trị phản ứng do xạ trị đối với Ung thư đầu cổ - Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1979, 4:29).