-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Thạch Vĩ: (Herba Pyrrosiae)
+ Tên khác: Thạch vi, thạch bì, thạch lan, Phi đao kiếm, Kim tinh thảo Ráng hỏa mạc lưỡi, Cỏ lưỡi mèo.
+ Cây thuốc: Thạch vĩ là cây thảo sống nhiều năm cao 10-30cm, có thân rễ bò dài mang vẩy thon, bìa gợn sóng. Cuống 2-10cm, mảnh, có đốt ở gốc; phiến hơi đa dạng, tròn dài, nhỏ hay hẹp thon dài 8-18cm, rộng 2-5cm, dai, gân phụ rõ, mặt trên gần như không lông, mặt dưới có lông hình sao vàng hoe. ổ túi bào tử phủ trọn mặt dưới, màu đỏ đậm; bào tử xoan, nâu nhạt.
+ Dược liệu: Thân rễ có nhiều vảy to, ở mặt dưới từng quãng có nhiếu rễ hình sợi, phân nhánh mọc đối.
+ Phân bố: Cây mọc bám trên đá trong rừng núi, gặp nhiều nơi ở các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Tây đến Thừa Thiên-Huế vào tận Ðà Lạt (Lâm Ðồng); có nơi cây mọc thành những đám rất lớn. Còn thấy mọc cả ở Trung Quốc (Phúc Kiến, Đài Loan, Triết Giang, Giang Tô, An Huy, Hoa Nam), Nhật Bản.
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Toàn cây của cây Cỏ lưỡi mèo - Pyrrosia lingua (Thunb.) Farw. (Acrostichum lingua Thunb.), thuộc họ Ráng - Polypodiaceae.
2. Thu hái - sơ chế: Người ta dùng lá (toàn cây hay thân rễ) tươi, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô. Có thể thu hái quanh năm.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế: Không cần bào chế cầu kỳ.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.
4. Thành phần:
+ Trong lá có phytosterol, tanin thuộc loại pyrocatechic, những đường khử oxy, các chất béo và các chất vô cơ; còn có diploptene, b-sitosterol.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị hơi đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh phế và bàng quang.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng trên giun đất. Lấy 350g cây, dùng ête êtilic lấy kiệt trong máy soxhlet. Bốc hơi chỗ êtê, sẽ được chừng 13g cao. Chất cao này không có tác dụng trên giun đất. Bã còn lại sau khi chiết bằng ête, được chiết bằng cồn 900, rồi bốc hơi rượu sẽ được 14g cao mền. Hòa tan cao này trong nước cất. Dung dịch cao này trong nước với nồng độ 5% thử trên giun đất, làm giun chết sau 45 phút.
+ Phòng thí nghiệm ký sinh trùng thuộc Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1960) có thử tác dụng trên nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, thì thấy có tác dụng rõ rệt đối với sán lá ruột (Fascilopis buski): Ký sinh trùng chết 15 phút sau khi cho thuốc.
Tác dụng: Lợi niệu bài thạch; thanh phế tả nhiệt, lương huyết chỉ huyết; chống ho, làm long đờm.
Chủ trị: Viêm thận thuỷ thũng; Viêm nhiễm niệu đạo, sỏi niệu đạo; Bế kinh; Viêm phế quản, viêm bàng quang; Suyễn khan (háo suyễn), phổi có mủ; Khạc ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, đại tiện ra máu, băng lậu.
7. Kiêng kỵ: Chưa có tài liệu nào đề cập.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Rong huyết bạch đới: Thạch vi tán nhỏ uống mỗi lần 12g.
+ Ðại tiểu tiện ra máu: Thạch vĩ tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước sắc cành cây Cà làm thang.
+ Phế nhiệt sinh ho: Thạch vĩ và Hạt cau lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 8g.
+ Sỏi đường tiết niệu: Thạch vĩ, Mã đề 30-60g mỗi thứ, dành dành quả 30g, Cam thảo 9-15g, sắc uống.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: