Thiên Hoa Phấn

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Thiên Hoa Phấn: (Radix Trichosanthis) + Tên khác: Qua lâu, Dưa trời, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu, Thau ca, Qua lâu nhân, Thảo ca, Bạt bát. + Cây thuốc: Thiên hoa phấn là cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa cái mọc đơn độc; bầu...

1. Thiên Hoa Phấn: (Radix Trichosanthis)

+ Tên khác: Qua lâu, Dưa trời, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu, Thau ca, Qua lâu nhân, Thảo ca, Bạt bát.

+ Cây thuốc: Thiên hoa phấn là cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam; hạt tròn dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh. Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.

+ Dược liệu: Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây qua lâu, một dược liệu quý của y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Vị thuốc Thiên hoa phấn là rễ đã cạo sạch vỏ ngoài, phơi hay sấy khô của cây Qua lâu. Rễ dạng hình trụ không đều, hình thoi hoặc hình khối, dài 6 – 8cm, đường kính 1,5 – 5,5cm. Mặt ngoài vàng nhạt hoặc màu nâu vàng, nhạt. Củ to, khô, chắc nặng, da vàng ngà, thịt trắng, nhiều bột, ít xơ, không già quá, không mốc mọt là tốt. Củ non quá thì bở, kém phẩm chất.

+ Phân bố: Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên đất rừng bên khe hay mé đường vùng núi Cao Bằng và cùng mọc trên đất cát hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Xuất Xứ: Trung Quốc

+ Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Qua lâu (Trichosanthes sp.), họ Bí (Curcubitaceae).

2. Thu hái - sơ chế:

+ Rễ củ thu hái vào mùa đông, đào về rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn, đem ngâm vào nước sôi trong một tuần lễ, lấy ra phơi khô dùng làm thuốc.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Rửa sạch, ủ mềm một đêm, bào mỏng phơi khô.

- Củ tươi cạo sạch vỏ ngoài, cắt ra từng khúc, ngâm nước 4 – 5 ngày, giã nát, lọc lấy bột, phơi khô.

+ Theo Trung y:

- Đào lấy củ đực không có quả (có nhiều bột hơn), gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn dài 10 cm, cho vào trong chậu nước vôi ngâm một tuần, vớt ra phơi khô (tức là thiên hoa phấn). Khi dùng tẩm nước, ủ mềm thái lát mỏng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc. Nếu chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.

4. Thành phần:

+ Thiên hoa phấn chứa tinh bột và chất nhầy, đặc biệt là chất trichosanthin với hàm lượng 1% có khả năng chống u và HIV, một chất protein là karasurin có tác dụng gây sẩy thai cũng được phân lập. Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn.

Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng: Sinh tân dịch, chỉ khát, giáng hoả, nhuận táo, rút mủ, tiêu sưng tấy.

    Chủ trị: Tiêu khát, trị hoàng đản, vú lên nhọt, trị mạch lươn, lở độc, sưng, tấy.

    7. Kiêng kỵ: Những người tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai không dùng thiên hoa phấn.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa đái tháo đường: Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.

    + Chữa hoàng đản, viêm tuyến sữa, mụn lở có mủ: Thiên hoa phấn 16g, Mộc thông, Bồ công anh đều 12g, sắc uống. Viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì 10g, Bạch cương tàm 10g, Cam thảo 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml, nấu còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.

    + Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

    + Chữa sốt rét: Thiên hoa phấn 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

    + Chữa quai bị: Thiên hoa phấn 8g; thạch cao 16g; ngưu bàng, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh, mỗi vị 8g; sài hồ, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

    + Chữa tắc sữa: Thiên hoa phấn 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống. Hoặc thiên hoa phấn 12g, xuyên sơn giáp rang phồng 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước.